Niềng răng và các vấn đề liên quan đến niềng răng

3/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 13/01/2023

Niềng răng đã không còn xa lạ gì với cuộc sống hiện nay, đã có những cái nhìn thiện cảm và đúng đắn về giải pháp chỉnh nha này. Khác với những suy nghĩ đeo niềng răng là xấu xí, giờ đây với sự phát triển của nha khoa, đã có rất nhiều các phương pháp niềng răng khác nhau, phù hợp với nhu cầu từng người.

Thế nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ về niềng răng đâu nhé. Để giúp bạn hiểu đúng về vấn đề này, hãy cùng nhau đi khám phá những điều thú vị của phương pháp này ngay trong bài viết hôm nay thôi nào!

Các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Kiến thức cơ bản về niềng răng ai cũng cần biết

Ai cũng muốn sở hữu cho mình một hàm răng đều, đẹp, nó khiến cho bạn được tự tin hơn, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ hơn. Thế nhưng hàm răng của bạn lại khấp khểnh không đều, bị hô hay móm nặng, ảnh hưởng đến cả cấu trúc khuôn mặt. Không cần phải phẫu thuật thẩm mỹ, đã có rất nhiều bạn thay đổi cuộc sống chỉ nhờ vào niềng răng. 

Niềng răng và những điều cần biết
Niềng răng và những điều cần biết

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thông qua việc sử dụng các khí cụ đặc biệt trong nha khoa, giúp di chuyển các răng về những vị trí định sẵn. Nếu bạn nghĩ rằng niềng răng chỉ làm chuyển được phần thân răng thì đã lầm rồi đấy nhé. Nó có thể làm thay đổi các hệ thống phức hợp gồm chân răng và xương ổ răng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người thay đổi toàn bộ khuôn mặt chỉ sau việc niềng răng mà không cần can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ.

Mục đích chính của phương pháp này chính là việc thay đổi vị trí của răng, giúp hàm răng trở lên đều hàng, thẳng lối, cho nụ cười tươi tắn, tự tin hơn. Niềng răng có thể áp dụng được trong nhiều trường hợp khác nhau, đem lại hiệu quả cao cho khách hàng.

Niềng răng khắc phục được những vấn đề nào?

Niềng răng là giải pháp khắc phục tốt nhất cho một hàm răng bị chê là xấu, cụ thể hơn thì trong những trường hợp sau bạn có thể niềng răng được:

  • Răng bị hô, vẩu: Tình trạng hàm trên hoặc hàm dưới hoặc có thể là cả hai hàm bị chìa ra bên ngoài gây mất thẩm mỹ, mức độ nặng còn khiến nhiều người không khép môi lại được.
  • Răng móm: Là tình trạng răng hàm trên, răng hàm dưới hoặc cả hai hàm bị mọc hướng vào trong. Nó khiến gương mặt và nụ cười của bản trông mất thẩm mỹ.
  • Răng mọc chen chúc, khấp khểnh, lệch lạc:  Các răng không thẳng hàng nhau, nằm sai hướng, có răng mọc vào trong có răng mọc ra ngoài và mọc chếch hướng, không đứng thẳng. Điều này tạo ra những nguyên nhân gây bệnh lý răng miệng tiềm tàng.
  • Răng bị sai khớp cắn: Những tình trạng như khớp cắn ngược(răng mọc ngược), khớp cắn ngập, khớp cắn chéo làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, bị mòn răng, gây nhiều bệnh lý răng miệng.
Các trường hợp nên niềng răng
Các trường hợp nên niềng răng

Các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng luôn là vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất trước khi thực hiện, nó cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công, tính thẩm mỹ của bạn. Với ngành nha khoa phát triển như hiện nay, niềng răng không chỉ còn là việc đeo một hàm sắt, khiến người ra chỉ nghĩ đến thời gian đeo niềng xấu xí nữa.

Thay vào đó, có rất nhiều các loại khí cụ đặc biệt có tính thẩm mỹ rất cao, có những loại còn giúp bạn rút ngắn được thời gian đeo niềng trong một ngày, dễ dàng tháo lắp và khó phát hiện. Những phương pháp niềng răng HOT nhất đang được nhiều phòng khám áp dụng bao gồm:

Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng truyền thống, xuất hiện đầu tiên và cũng cách đây khá là lâu rồi. Nếu bạn nhắc cho bất kỳ ai về vấn đề niềng răng, chắc hẳn hình ảnh đeo bộ khí niềng mắc cài kim loại cũng sẽ xuất hiện đầu tiên.

Một bộ khí cụ sẽ bao gồm các mắc cài, được gắn trực tiếp lên bề mặt trước của răng, và bộ dây cung, giúp mắc cài liên kết với nhau, kéo răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này đem lại nhiều ưu điểm như giá thành phải chăng, hiệu quả cao. Tuy nhiên với mắc cài kim loại lại khiến tính thẩm mỹ bị hạ, dễ làm tổn thương niêm mạc, gây xước, viêm lợi.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng răng sử dụng hệ thống dây cung và các mắc cài có chất liệu từ sứ cao cấp được gắn trực tiếp lên mặt trước của răng, tạo ra lực dịch chuyển đưa răng lệch lạc về đúng vị trí chuẩn khớp cắn và đều đặn trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Cũng là phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, nhưng thay vì được gắn bên ngoài bề mặt răng thì thay thế vào mặt bên trong. Nhờ có giải pháp này mà giúp cho những ai lo ngại về tính thẩm mỹ sẽ được cải thiện rất nhiều đấy. Nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt trong là kỹ thuật khá khó, mỗi lần điều chỉnh mắc cài gặp nhiều rắc rối hơn.

Niềng răng mắc cài tự đóng

Phương pháp niềng răng tự đóng có hệ thống dây cung và mắc cài đặc biệt, có khả năng tự trượt để điều chỉnh sao cho răng đi đúng hướng nhất. Chính vì vậy bạn sẽ rút ngắn được thời gian để đến phòng khám, đồng thời liệu trình niềng răng cũng theo đó mà giảm bớt đáng kể đấy.

Hiện nay, có niềng răng mắc cài sứ tự đóng(tự buộc)niềng răng mắc cài kim loại tự đóng(tự buộc).

Niềng răng mắc cài pha lê

Nó có tên gọi như vậy bởi lẽ, mắc cài được làm bằng chất liệu pha lê. Tương tự niềng răng mắc cài mặt sứ, niềng răng mắc cài pha lê có màu sắc trắng tự nhiên như răng thật. Với chất liệu pha lê, mà khi niềng răng phương pháp này bạn sẽ cải thiện được phần nào cảm giác đen răng do kim loại tạo ra, tăng tính thẩm mỹ mỗi khi cười.

Ngoài ra, với vật liệu pha lê, niềng răng mắc cài pha lê thích hợp cho những khách hàng dị ứng kim loại. Đồng thời hạn chế việc niêm mạc bị tổn thương, tránh gây xước và viêm lợi mà không hề gây ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp niềng răng mới, hiện đại nhất cho tới thời điểm hiện tại. Đúng như tên gọi, bạn sẽ không còn phải đeo các mắc cài cố định lên trên răng nữa, thay vào đó là những máng nhựa vô cùng đặc biệt.

Các máng này được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt, bám chắc vào răng, được chế tạo niềng để khớp với hàm răng khách hàng. Loại niềng răng này có tính thẩm mỹ rất cao, nhất là bạn có thể tự đeo tự tháo ngay tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của bác sĩ.

Thêm vào đó, thời gian đeo niềng mỗi ngày của bạn sẽ giảm chỉ còn khoảng 90% mà thôi, bạn vẫn có thể tháo niềng mỗi khi ra ngoài, giao tiếp trong một thời gian ngắn. Việc tháo niềng này không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng kết quả thành công. 

Niềng răng thời điểm nào thích hợp nhất?

Không gì tốt bằng việc niềng răng đúng thời điểm, có những khoảng thời gian vàng cho quá trình niềng răng, giúp tăng hiệu quả và làm rút ngắn thời gian đeo niềng xuống còn thấp nhất. Theo các chuyên gia hàng đầu trong ngành khuyến cáo thì độ tuổi từ 12 – 16 tuổi chính là lúc mà bạn nên áp dụng các giải pháp chỉnh nha.

Giải thích cho điều này thì theo các bác sĩ cho biết, 12 – 16 tuổi là khoảng thời gian các răng cần thiết nhất của hàm đã mọc đầy đủ và thay răng sữa hoàn tất. Cộng thêm việc xương hàm chưa bị thoái hóa, vẫn đang được phát triển nên việc di chuyển các răng, chân răng thuận lợi.

Ngoài thời điểm vàng này thì bạn vẫn hoàn toàn có thể niềng răng những độ tuổi cao hơn, tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn khi xương hàm đã cứng. Vậy nên khi nhận thấy hàm răng của mình hay người thân không được đẹp, có thể áp dụng được phương pháp niềng răng thì hãy thực hiện càng sớm càng tốt nhé.

Sự khác về mặt thẩm mỹ giữa các loại mắc cài
Sự khác về mặt thẩm mỹ giữa các loại mắc cài

5 điều chuyên gia khuyến cáo khi niềng răng

Niềng răng không chỉ là quyết định liên quan đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cả cơ thể nhất là răng miệng. Vậy nên trước khi quyết định có nên niềng răng hay không, các chuyên gia đưa ra cho bạn 5 lời khuyên như sau. 

Hạn chế tối đa việc nhổ bỏ răng

Có rất nhiều bạn do không tìm hiểu kỹ trước khi niềng răng, lại tìm phải nơi không đảm bảo uy tín, không đáng tin cậy, bác sĩ non nớt, tay nghề kém mà đưa ra những quyết định sai lầm. Trong số đó không ít bạn đã phải niềng răng, nhổ bỏ răng mà không thực sự cần thiết cho lắm.

Trên thực tế, việc nhổ răng và mài răng để nhằm lấy nhiều khoảng trống, tạo điều kiện thuận lợi cho răng di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhổ răng hay mài răng gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng về sau này. Vậy nên nếu không thực sự cần thiết, việc bảo tồn răng vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

Khi nào nên nhổ răng?

Nhổ răng chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ, trong những trường hợp bắt buộc, không còn giải pháp nào tốt hơn. Bạn nên nhổ bỏ răng trong những trường hợp sau:

  • Niềng răng từ 17 tuổi trở lên
  • Răng bị hô, vẩu, khấp khểnh, răng mọc chen chúc nhau nặng nề, cần tạo khoảng trống để giúp những răng quan trọng có chỗ để đứng vào hàng. 
  • Nhổ răng trong trường hợp răng khôn đã mọc, những răng bị sâu không chữa được nữa.
  • Nhổ răng để giúp cân bằng khớp cắn
  • Nhổ các răng bị mọc thừa, răng khểnh, răng mọc kẽ răng

Nên nhổ những răng nào khi bắt buộc?

Trong những trường hợp bạn được chỉ định bắt buộc phải nhổ răng, thì việc lựa chọn vị trí răng bị nhổ bỏ sẽ được cân nhắc. Thông thường khi phải nhổ răng, bác sĩ sẽ lựa chọn những răng số 4, răng số 5 hoắc răng số 8. Bởi lẽ những răng này không đóng nhiều vai trò về tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Việc nhổ bỏ chúng đi ít ảnh hưởng đến cấu trúc, sức khỏe cũng như vai trò của hàm răng đối với cơ thể.

Niềng răng không chỉ vì ngoại hình 

Niềng răng để đẹp thì là điều đương nhiên, mà hầu như ai khi niềng răng cũng đều nghĩ thế. Nhưng việc này không đơn giản chỉ là làm tăng nhan sắc cho gương mặt đâu nhé mà còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Niềng răng không chỉ gắn liền với thẩm mỹ răng mà nó là một nhánh chuyên biệt của nha khoa, mục đích của nó là điều chỉnh vị trí của răng để cải thiện sức khỏe, chức năng ăn nhai và cho khách hàng nụ cười tự tin. Bạn cần biết được mục đích cụ thể của niềng răng để có cái nhìn chính xác nhất về phương pháp đặc biệt này.

  • Niềng răng để đảm bảo chức năng ăn nhai: Các răng sẽ được đưa về thẳng hàng không chỉ về hàng ngang, và sự tương đồng khớp cắn của hàm trên và hàm dưới cũng thống nhất. Có như vậy mà việc ăn uống, cắn, xé, nghiền nát thức ăn về sau này sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Niềng răng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng: Răng khấp khểnh, lệch lạc, chen chúc, răng bị hô, móm sẽ tạo ra những kẽ giắt thức ăn, là môi trường để vi khuẩn cư trú và phát triển. Lý giải vì sao những người có răng xấu còn hay bị bệnh lý răng miệng hơn mình thường là lý do này.
  • Niềng răng để có nụ cười đẹp, tự tin hơn: Ưu điểm này thì không còn chối cãi bởi không chỉ tại Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đều ghi nhận nhờ nhiều ca thành công. Sau khi niềng răng xong bạn sẽ có được hàm răng đều đẹp như ý, lấy lại nụ cười tự tin, tỏa sáng.

Chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng cần chú ý

Khi niềng răng việc chăm sóc răng miệng gặp nhiều trở ngại, sẽ khó khăn hơn bình thường đôi phần do có những khí cụ gắn trên răng. Bên cạnh đó, nguy cơ bị viêm nướu, gây xước niêm mạc miệng dễ xảy ra. Vậy nên bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Đối với phương pháp niềng răng mắc cài: răng sẽ trở lên nhạy cảm hơn, nhất là trong vòng 24 – 48 tiếng đầu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ, cảm giác đau nhức kéo dài triền miên (trên 3 ngày) hoặc bị dị ứng bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh rủi ro.
  • Đối với phương pháp không mắc cài: Trong 3 ngày đầu bạn sẽ có thể cảm thấy vướng víu, không quen, bị đau và ảnh hưởng đến niêm mạc miệng. Nếu đau quá bạn có thể tìm đến một số loại thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu.

Cần tuân thủ các cách chăm sóc răng miệng cơ bản như sau:

  • Hạn chế ăn uống đồ ăn cứng, dai, trong thời gian này vì có thể làm bung mắc cài và dính răng, khó làm sạch.
  • Chải răng hai lần, sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa tại các kẽ răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa
  • Súc miệng nước muối thường xuyên sau mỗi lần ăn
  • Bỏ hút thuốc lá và dùng các chất kích thích gây hại cho sứ
  • Nên thăm khám răng định kỳ để kiểm tra lại chất lượng của răng sứ
Niềng răng giúp bạn có hàm răng đều đẹp
Niềng răng giúp bạn có hàm răng đều đẹp

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

Đeo hàm duy trì là việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt cần thiết cần tuân thủ theo đúng thời gian đưa ra sau khi tháo niềng. Việc này nhằm cố định răng, tránh tình trạng răng bị di chuyển về vị trí cũ, nhất là với những ai có cấu trúc xương hàm, và chân răng cứng, cần thay đổi khi chỉnh nha.

Thời gian đeo niềng duy trì có thể khác nhau với từng người, tuy nhiên về cơ bản thì bạn sẽ phải đeo liên tục từ 12 – 20 tiếng mỗi ngày trong 3 – 6 tháng đầu tiên khi tháo niềng. Sau đó việc đeo hàm duy trì vẫn được khuyến khích tiếp tục vào 6 – 12 tháng tiếp theo, lúc này bạn có thể chỉ cần đeo vào ban đêm khi ngủ mà thôi.

Hết 12 tháng, việc đeo hàm duy trì có thể đeo đứt quãng, tức là chỉ cần đeo từ 3- 4 ngày trong 1 tuần, và đeo chủ yếu vào ban đêm là đủ. Việc đeo hàm duy trì nếu giữ được thói quen lâu dài là điều rất tốt để giữ cho răng luôn ở trạng thái tốt nhất, không bị quay lại vị trí cũ, không tái phát.

Đi theo đúng lộ trình và lắng nghe lời khuyên của nha sĩ

Niềng răng là một quá trình lâu dài cần sự hợp tác nghiêm ngặt của khách hàng cùng bác sĩ, bởi không chỉ khi đeo niềng xong là bạn đã hoàn thành. Hàng tháng bạn vẫn cần đến phòng khám để thực hiện việc chỉnh nha, kéo dây cung để giúp răng đi theo đúng hướng.

Có rất nhiều khách hàng không tuân thủ theo liệu trình này, bỏ qua những mốc thời gian quan trọng để chỉnh răng khiến thời gian đeo niềng lâu hơn dự kiến. Nhất là đối với những khách hàng áp dụng phương pháp niềng răng không mắc cài, việc đến phòng khám để thay máng mới cần chú ý thường xuyên.

Niềng răng có thể gây ra những ảnh hưởng gì?

Niềng răng là một việc lớn bởi nó không chỉ giúp bạn thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt mà ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và răng miệng. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại hầu hết ai cũng biết, được quảng cáo rất nhiều thì nó cũng gây ra một số phiền phức mà bạn có thể không lường trước được. 

Tổn thương niêm mạc miệng

Việc sử dụng các loại khí cụ để gắn lên răng sẽ gây ra những vướng víu, bất tiện nhất ngay cả khi bạn chẳng hề mở miệng nói chuyện. Còn khi bạn phải giao tiếp, ăn uống, chính những mắc cài này sẽ ma sát với niêm mạc, gây ra những tổn thương, gây xước.

Tình trạng nhiệt miệng, đau miệng sẽ ghé thăm thường xuyên hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì trải qua nhiều đau thương, miệng cũng sẽ trở nên chai sạn và quen dần rồi.

Gây đau hàm

Cứ thử tưởng tượng bạn đang đứng cố định ở một vị trí và bị dùng một lực mạnh để kéo ra khỏi nơi đó thì có bị đau không? Hàm răng cũng vậy, nhất là khi nó đã đóng chắc với xương hàm biết bao nhiêu năm nay, bỗng dưng bị một bộ khí cụ tác động để thay đổi vị trí thì sẽ thế nào.

Nhất là với những bạn niềng răng ở độ tuổi trên 18, khi xương hàm không còn phát triển, đã trở nên cứng nhắc thì việc di chuyển sẽ đau đớn hơn nữa. Tình trạng này sẽ lên đến đỉnh ở những lúc bạn vừa mới đi chỉnh nha về, chỉnh dây cung và giảm dần sau khoảng 3 ngày.

Cản trở ăn uống

Đau hàm, nhiệt miệt, tổn thương niêm mạc chính là những nguyên nhân khiến chuyện ăn uống của bạn gặp nhiều cản trở hơn bình thường. Cộng thêm việc đeo niềng làm cho việc cắn, xé, nghiền nát thức ăn càng khó hơn. Bạn khó có thể thỏa thích ăn những món ăn cứng, dai như trước đây được. 

Mất thẩm mỹ

Nhất là với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài sẽ làm nhiều bạn trở lên e ngại hơn. Tuy nhiên đừng lo lắng vì chỉ một thời gian nữa khi tháo niềng, kết quả bạn nhật được hoàn toàn xứng đáng để bạn hy sinh đấy.

Địa chỉ niềng răng uy tín, đảm bảo thành công, an toàn

Nếu bạn hỏi bí quyết để niềng răng được thành công, đảm bảo an toàn, tránh gặp các rủi ro thì không gì tốt bằng khâu lựa chọn địa chỉ niềng. Đây là yếu tố kiên quyết quyết định thành bại của quá trình niềng răng của bạn đấy. Vậy nên thay vì chú ý đến giá tiền, thì hãy nhìn đến tay nghề bác sĩ thực hiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ của nha khoa đó như thế nào. Vậy niềng răng ở đâu tốt và uy tín nhất hiện nay?

Tại Hà Nội, nơi bạn có thể tin tưởng nhất chính là phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách. Đây là nơi để giúp rất nhiều khách hàng ra về với nụ cười tự tin hơn, thành công với mọi ca niềng răng và mọi người đều hài lòng. Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chuyên nghiệp, nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách chính là nơi bạn đang cần.

Trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách
Trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách

Niềng răng là một quyết định mà bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện, tìm hiểu kỹ lưỡng mọi vấn đề. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp hôm nay đã giúp bạn hiểu phần nào về niềng răng để đưa ra lựa chọn cho mình sắp tới. Nếu bạn cần được tư vấn thêm hãy liên hệ với phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách để được giải đáp tận tình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *