Niềng răng mắc cài tự đóng(tự buộc) là gì? Những loại niềng răng mắc cài tự buộc

3/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 13/01/2023

Để có được hàm răng đều đẹp như ngày hôm nay, mình đã phải đi tham khảo kinh nghiệm nhiều nơi, nhiều người. Mục đích là tìm xem với mức chi phí vừa phải của mình, nên chọn phương pháp niềng răng nào mà đáp ứng tiêu chí Nhanh – Đẹp – An Toàn của mình.

Và mình ưng ngay phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng. Với một đứa có “bộ nhá” khấp khểnh khá nặng, cộng thêm niềng muộn nhưng chỉ sau 2 năm mình đã được tháo niềng với hàm răng như ý. Chính vì vậy mà bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ chi tiết về những gì mình đã trải nghiệm được trong quá trình niềng răng mắc cài tự đóng này.

Niềng răng mắc cài tự đóng là gì?
Niềng răng mắc cài tự đóng là gì?

Có thể bạn quan tâm: Các loại niềng răng mắc cài

1. Niềng răng mắc cài tự đóng là gì? Cách thức hoạt động của nó

Điều đầu tiên sau khi tìm hiểu sơ lược, mình đã được bác sĩ tư vấn và giải đáp nhiệt tình sự khác biệt của niềng răng mắc cài tự đóng là gì.

Với phương pháp niềng truyền thống là sử dụng một bộ mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí. Với phương pháp niềng răng truyền thống tuy hiệu quả có cao nhưng lại rất dễ xảy ra tình trạng tuột dây cung, mắc cài tuột khỏi răng và thường xuyên phải đến phòng khám để điều chỉnh.

Niềng răng mắc cài tự đóng có hệ thống chốt trượt tự do
Niềng răng mắc cài tự đóng có hệ thống chốt trượt tự do

Để khắc phục nhược điểm đó, niềng răng mắc cài tự đóng(còn được gọi là niềng răng mắc cài tự buộc) đã ra đời bằng cách thay thế dây thun bằng hệ thống chốt có khả năng tự hoạt động. Bạn có thể hình dùng một cách đơn giản nhất là nó vẫn giữ bộ mắc cài cũ của phương pháp truyền thống, nhưng thay vì buộc lại thủ công, chúng sẽ thay thế bằng những chốt đóng tự động.

Cơ chế hoạt động niềng răng mắc cài tự đóng, trên các mắc cài sẽ có những đường rãnh giúp phần dây cung tự trượt một các tự do. Nhờ đó nó có thể tự động điều chỉnh lực kéo, giảm lực ma sát, giúp quá trình đeo niềng bớt bị đau hơn. 

2. Các loại niềng răng mắc cài tự đóng

Không quá khác biệt với phương pháp mắc cài truyền thống, niềng răng mắc cài tự đóng cũng sử dụng vật liệu tương tự. Theo đó mà người ta chia ra thành các loại như sau: Niềng răng mắc cài sứ tự đóng(tự buộc)niềng răng mắc cài kim loại tự đóng(tự buộc)

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Loại niềng răng mắc cài tự đóng này sử dụng vật liệu kim loại để chế tác dây cung và các chốt. Mặc dù vẫn mang trong mình đầy đủ những ưu điểm của phương pháp này, tuy nhiên vì vẫn là chất liệu kim loại nên không thể tránh khỏi việc gây mất thẩm mỹ, dễ làm tổn thương niêm mạc miệng. 

Bù lại, chi phí bạn phải trả không chênh lệch nhiều so với cách niềng truyền thống là bao mà vẫn rút ngắn được một số khoản như thời gian đeo niềng, chi phí đi lại phòng khám. Vậy nên đây vẫn được coi là một giải pháp tốt cho những ai đang muốn niềng răng mắc cài vừa hiệu quả mà giá thành thấp.

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Có những phương pháp niềng răng mắc cài kim loại nào?

Niềng răng mắc cài sứ tự đóng

Được thay thế phần chốt từ vật liệu kim loại sang sứ có màu sắc trong sáng, trùng màu với răng thật. Niềng răng mắc cài sứ tự đóng khắc phục được tính thẩm mỹ, giúp bạn thoát khỏi những tự ti khi đeo niềng.

Niềng răng mắc cài sứ tự đóng
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng

Cũng nhờ vào vật liệu sứ đặc biệt này đã giúp làm giảm lực ma sát, tránh được nguy cơ xước niêm mạc miệng. Đồng thời các góc cạnh được bo tròn, đường cong mềm mại đảm bảo hạn chế tối đa những tổn thương mà mắc cài có thể gây ra. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi nhược điểm khi đặc tính dễ vỡ hơn so với kim loại và giá thành có phần cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng mắc cài sứ là gì? Có những loại niềng răng mắc cài sứ nào?

3. Niềng răng mắc cài tự đóng có thực sự hiệu quả không?

Với một người bận bịu, chẳng có thể dành nhiều thời gian đến phòng khám nha khoa thường xuyên để chỉnh nha, chỉnh dây cung như mình thì đây chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp với nó đâu nhé, dù răng có nhiều ưu điểm nhưng để đánh giá niềng răng mắc cài tự đóng có thực sự hiệu quả không lại cần đến nhiều phương diện. 

Dưới đây là những ưu điểm, nhược điểm của nó sẽ giúp bạn tự đánh giá được có tốt hay không.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài tự đóng

Niềng răng mắc cài tự đóng rút ngắn thời gian niềng răng

Niềng răng mắc cài tự đóng nói chung, không phân biệt vật liệu đều được công nhận với những ưu điểm nổi bật sau:

  • Có tính thẩm mỹ cao: So sánh với phương pháp truyền thống, niềng răng mắc cài tự đóng phần nào khắc phục được yếu tố thẩm mỹ nhờ việc loại bỏ các dây thun. Nó sẽ giúp hàm răng của bạn trông bớt đen hơn, tổng thể giúp bạn tự tin mỗi khi giao tiếp.
  • Rút ngắn thời gian niềng: Hệ thống chốt tự động dịch chuyển giúp cho răng đi theo đúng hướng liên tục, cùng với lực kéo mạnh hơn, không bị sai lệch nên thời gian đeo niềng được rút ngắn.
  • Hạn chế tuột dây cung: Không sử dụng dây thun mà thay vào đó là các chốt tự động điều chỉnh nên sẽ không còn gặp tình trạng bung chun, hạn chế tối đa tuột dây cung.
  • Ít gây đau: Từng chiếc mắc cài sẽ được chế tác riêng cho từng răng, phần cạnh có thiết kế trơn láng, bo tròn, không góc cạnh, hạn chế gây xước niêm mạc miệng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi ăn uống, không bị vướng víu và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
  • Không cần tái khám nhiều lần: Nhờ hệ thống mắc cài di chuyển tự động nên giúp bạn không cần đến phòng khám để chỉnh dây cung thường xuyên. 

Nhược điểm của niềng răng mắc cài tự đóng

Bên cạnh những ưu điểm thì hẳn nó vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm mà bạn cần phải biết như việc kích thước của mắc cài khá lớn. Vậy nên, ít nhiều sẽ gây cảm giá vướng víu trong những ngày đầu. Bên cạnh đó giá thành cũng sẽ chênh lệch đôi chút, cao hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.

4. Giải đáp thắc mắc về niềng răng mắc cài tự đóng

Ngoài những vấn đề cơ bản trên, dưới đây là một số thắc mắc thường gặp nhất khi nhắc đến niềng răng mắc cài tự động.

Niềng răng mắc cài tự đóng mất bao lâu?

Niềng răng mắc cài tự đóng sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian đeo niềng đi khoảng 3 – 4 tháng so với phương pháp truyền thống. Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào phương pháp bạn chọn, tình trạng răng miệng và độ tuổi khi niềng răng. Niềng càng sớm, mức độ răng miệng càng nhẹ thời gian đeo niềng càng ngắn. Thông thường, thời gian hoàn thành một ca sẽ mất từ 18 – 24 tháng.

Có cần nhổ răng khi niềng răng mắc cài tự đóng không?

Trên thực tế phương pháp niềng răng không tác động đến việc bạn có phải nhổ răng hay không. Việc có cần nhổ răng khi niềng được quyết định bởi bác sĩ do tình trạng răng miệng của bạn, vị trí các răng có đáp ứng được phác đồ điều trị hay không. Đa phần những người niềng răng đều sẽ phải nhổ bỏ đi một vài chiếc răng để lấy chỗ cho các răng khác vào đúng vị trí.

Giá niềng răng mắc cài tự đóng

Tham khảo giá các loại niềng răng mắc cài tự đóng đang được áp dụng tại Nha Khoa của chúng tôi hiện nay:

  • Niềng răng mắc cài sứ tự đóng 3M Mỹ có giá 28 – 33 triệu đồng/ 2 hàm
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc 3M Mỹ có giá 18 – 24 triệu đồng/ 2 hàm

Niềng răng mắc cài tự đóng đã giúp mình thay đổi hoàn toàn hàm răng, nhờ cơ chế hoạt động đặc biệt mà nó cũng rút ngắn thời gian đeo niềng của mình đáng kể. Vậy nên nếu bạn cũng đang có ý định niềng răng thì hãy thử tìm hiểu và tham khảo phương pháp này nhé. Mọi thắc mắc khác hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp thêm. Hy vọng bài viết hôm nay đã mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *