Niềng răng hô và những điều cần biết

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Hàm răng hô ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ gương mặt, không ít người còn bị “Sharming” vì khuyết điểm này khiến bạn mất sự tự tin trong cuộc sống. Không chỉ có thể, nó còn tác động đến chức năng ăn nhai của hàm răng, khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Niềng răng hô là giải pháp hữu hiệu mà bạn nên thực hiện từ sớm để cho răng được trở về đúng vị trí của nó. Vậy niềng răng hô có phải nhổ răng không, mất bao lâu và bị chi phối bởi yếu tố gì? Hãy cùng tìm hiểu về niềng răng hô và những điều cần biết ngay sau đây nào!

Niềng răng hô
Niềng răng hô

Có thể bạn quan tâm:

Niềng răng hô mất bao lâu, có đau không?

Niềng răng hô giá bao nhiêu là hợp lý?

1. Phương pháp niềng răng hô

Răng hô thuộc dạng sai lệch khớp cắn, hai hàm răng không tương thích với nhau, không đạt tỷ lệ chuẩn. Nó còn hay được gọi với nhiều cái tên khác như răng vẩu, khớp cắn loại 2, cắn xuôi và được chia thành 4 tình trạng như sau:

  • Răng hàm dưới bình thường, răng hàm trên bị hô
  • Răng hàm dưới lùi vào bên trong, răng hàm trên bình thường
  • Răng hàm dưới lùi vào bên trong, răng hàm trên bị hô
  • Răng hàm trên và răng hàm dưới đều bị hô

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hô trong đó phần lần là từ yếu tố di truyền, sai lệch trong quá trình phát triển xương hàm, xương hàm và răng mất cân bằng, một phần nhỏ do những thói quen xấu. Để tìm được phương pháp niềng răng hô phù hợp bạn sẽ cần biết được mình hô do hàm hay hô do răng. 

 

Trong trường hợp răng hô do hàm bạn sẽ cần can thiệp phẫu thuật để chỉnh hàm, còn với những trường hợp hô do răng thì niềng răng là giải pháp tốt nhất. Hiện có các phương pháp niềng răng hô sau:

Niềng răng hô mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống có chi phí thấp, phù hợp với mọi đối tượng đem lại hiệu quả rất cao. Với cách niềng răng này bạn sẽ mất khoảng từ 1 –  3 năm là thành công. Tuy nhiên loại niềng răng hô này còn nhiều khuyết điểm như tính thẩm mỹ không cao, dễ cọ sát vào niêm mạc miệng gây xước. 

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này giống với niềng răng hô mắc cài kim loại chỉ thay bằng vật liệu bằng sứ giúp tăng tính thẩm mỹ cao hơn. Chất liệu sứ cũng đem lại tính tương thích sinh học tốt hơn, hạn chế việc viêm miệng, nhiệt miệng trong quá trình niềng. Cũng chính vì đấy mà giá thành của niềng răng hô mắc cài sứ có giá thành cao hơn.

Niềng răng mắc cài tự buộc

Loại niềng răng mắc cài tự buộc được trang bị một hệ thống lắp trượt tự động có các rãnh trượt thanh thế cho phần dây thun cao su. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian niềng xuống ngắn hơn, đem lại hiệu quả cao và bạn sẽ không cần phải đến phòng khám liên tục.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Đối với những người bị hô thì hàm răng đã bị đưa ra trước một phần nên nếu niềng thêm bộ mắc cài mặt trước sẽ khiến mất thẩm mỹ nhiều hơn. Vậy nên thay vì niềng mặt ngoài, niềng răng mắc cài mặt trong được nhiều người lựa chọn hơn cả. Điểm yếu của hình thức này là đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao nên bạn sẽ phải lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện thật cẩn thận.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Phương pháp niềng răng trong suốt là một trong những loại niềng răng tháo lắp, sử dụng một bộ khay làm bằng nhựa trong suốt rất mỏng có khả năng bám chắc vào răng. Khi thực hiện loại niềng răng này bạn sẽ sử dụng rất nhiều các khay răng khác nhau, đeo trong một thời gian nhất đinh. 

Đây là giải pháp hiện đại nhất hiện nay đem lại hiệu quả và tính thẩm mỹ rất cao. Chi phí cho niềng răng hô trong suốt Invisalign khá cao nên bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi niềng răng hô

Đã có không ít trường hợp sau một thời gian niềng răng mà răng vẫn không được kéo vào, hoặc răng hô trở lại sau khi tháo niềng. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi niềng răng hô mà bạn nên biết.

Độ tuổi niềng răng hô

Răng hô rất dễ nhận biết, ngay từ khi răng vĩnh viễn được mọc hoàn chỉnh bạn đã có thể xác định được bản thân có bị hô hay không. Các chuyên gia khuyến cáo rằng độ tuổi đẹp nhất để niềng răng hô là từ 12 – 18 tuổi. Bởi lẽ lúc này các răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, đặc biệt là do khung xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, dễ dàng được điều chỉnh lại cho đúng nên sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Ngoài độ tuổi trên ra, những người trên 18 tuổi vẫn hoàn toàn có thể niềng răng hô, tuy nhiên thời gian niềng có thể lâu hơn. Tuổi càng cao, khung xương hàm càng cứng khiến việc định hình cho răng gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy mà độ tuổi khi niềng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của cả quá trình.

Tình trạng sức khỏe răng miệng

Để thực hiện niềng răng hô bạn cần đảm bảo sức khỏe răng miệng đang trong trạng thái tốt, không có bệnh lý răng miệng. Nếu có bệnh lý nào thì cần được điều trị khởi trước khi thực hiện. Bên cạnh đó tình trạng hô ở cấp độ, nặng, nhẹ ra sao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, thành công của ca niềng.

Với những trường hợp hô do cấu trúc xương hàm thì cần thực hiện phẫu thuật chỉnh khung xương kết hợp với niềng răng để có được hiệu quả tốt nhất. Bạn sẽ được kiểm tra cẩn thận, chi tiết trước khi niềng để đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe chung cơ thể.

Phương pháp lựa chọn

Các phương pháp niềng răng hô đã được giới thiệu trên bạn có thể lựa chọn một hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng kinh tế. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm răng, có hiệu quả chỉnh nha khác nhau. Lựa chọn phương pháp quyết định nhiều đến thời gian niềng của bạn.

Theo các bác sĩ thì phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tuy có tính thẩm mỹ không cao nhưng lại giúp răng di chuyển nhanh hơn, rút ngăn thời gian được 1 – 6 tháng so với các cách khác. Tuy nhiên nếu bạn thuộc đối tượng phải đi giao tiếp nhiều, tình trạng hô nhẹ thì các giải pháp khác cũng vẫn đáp đủ yêu cầu.

Tay nghề bác sĩ

Niềng răng hô đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó và các kỹ năng chuyên nghiệp, không những thế bạn cần được theo dõi trong suốt quá trình niềng để nắn chỉnh liên tục cho răng về đúng vị trí. Vậy nên việc lựa chọn phòng khám nha khoa đảm bảo uy tín, có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi là điều rất quan trọng, quyết định nhiều đến thành công của niềng răng hô.

Cách chăm sóc răng miệng sau niềng răng hô

Sau khi tháo niềng răng có nhiều bạn lầm tưởng rằng đã hoàn tất dẫn đến việc chủ quan trông chú trọng đến vấn đề chăm sóc. Điều này dẫn đến không ít trường hợp bị hô trở lại sau một thời gian tháo niềng. Bởi lẽ, bạn cần phải đeo hàm duy trì đều đặn, để hạn chế nguy cơ xô lệch.

Thời gian đeo hàm duy trì được khuyến cáo là từ 6 – 12 tháng sau khi niềng. Trong từ 3 – 6 tháng đầu thì thời gian đeo sẽ cần 12 – 20 giờ mỗi ngày. Đến 6 tháng tiếp theo bạn sẽ chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm, trong quá trình đi ngủ là được. Nếu có thể, việc đeo hàm duy trì tiếp tục sau 12 tháng khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần vào ban đêm sẽ giúp hàm luôn giữ ổn định tốt nhất.

3. Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng hô

Bên cạnh những vấn đề trên thì không ít câu hỏi về vấn đề niềng răng hô vẫn chưa được giải đáp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây sẽ là những giải đáp đến từ các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến niềng răng hô thường gặp.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Đây là thắc mắc mà rất nhiều bạn hỏi khi chuẩn bị đi niềng răng hô. Trên thực tế thì không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng, bạn sẽ chỉ phải nhổ răng khi răng mọc chen chúc nhau, không có chỗ để răng về vị trí của mình. Nhất là với những bạn có cung hàm quá bé thì sẽ cần nhổ bớt đi một số răng để lấy vị trí cho răng di chuyển. 

Niềng răng hô mất bao lâu?

Thời gian niềng răng hô phụ thuốc rất nhiều vào tình trạng của bạn đang ở mức nặng hay nhẹ và một phần liên quan đến phương pháp niềng về kế hoạch điều trị của bác sĩ. Thêm nữa, nếu bạn niềng răng sớm thì thời gian đeo niềng sẽ được rút ngắn đi một phần. Thông thường thời gian đeo niềng răng hô sẽ trung bình khoảng 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên thời gian này sẽ có thể kéo dài nhiều hơn với những trường hợp nặng.

Hô hàm có niềng răng hô được không?

Đối với những trường hợp hô hàm nặng bạn sẽ cần thực hiện phẫu thuật chỉnh hình hàm trước. Còn với những trường hợp hô hàm nhẹ, tình trạng xương hàm bị đưa ra không quá nhiều thì bạn vẫn có thể thực hiện niềng răng hô bình thường. Ty lệ thành công của những ca nay khoảng 70% tùy thuộc vào phác đồ điều trị của các bác sĩ.

Niềng răng hô mất bao nhiêu?

Niềng răng hô giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng hô tại phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách dưới đây:

  • Niềng răng hô mắc cài kim loại thường 3 M có giá từ 13 – 17 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô mắc cài kim loại thường 3M có giá từ 16 – 20 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô mắc cài kim loại tự động 3M Smartclip có giá từ 20 – 25 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô mắc cài sứ tự động 3M Smart có giá từ 30 – 35 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô mặt trọng Đức có giá từ 55 – 70 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô pha lê Lucy Hàn Quốc có giá từ 17 – 20 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô trong suốt 3D invisalign có giá từ 45 – 60 triệu đồng cả 2 hàm
  • Niềng răng hô invisalign USA có giá từ 85 – 110 triệu cả 2 hàm

Niềng răng hô ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Nếu bạn đang tìm cho mình một địa chỉ niềng răng hô uy tín tại Hà Nội hiện nay thì Nha Khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách chính là điểm đến dành cho bạn. Với nhiều năm thành lập và phát triển, phòng khám có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế đông đảo, kinh nghiệm dày dặn, đề là các tiến sĩ, chuyên khoa II, chuyên khoa I với tay nghề cao.

Cùng với phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách còn đam bảo trang bị đầy đủ vật tư, thiết bị y tế hiện đại, tối tân nhất thế giới. Bạn sẽ được tư vấn, thăm khám miễn phí nhiệt tình để lựa chọn ra phương án phù hợp nhất với tình trạng răng miệng và điều kiện của mình.

Hãy đến với phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, giúp bạn lấy lại sự tự tin trong chính nụ cười của mình. Liên hệ với phòng khám qua Hotline: 0987.302.621

Như vậy, niềng răng hô có rất nhiều phương pháp khác nhau, chúng được làm từ những vật liệu đặc biệt để có thể kéo hàm răng trở lại đúng vị trí thuộc về nó. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin liên quan đến niềng răng hô và những điều cần biết. Mọi thắc mắc bạn có thể lại bình luận ngay dưới bài viết để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *