Cập nhật lần cuối: 13/01/2023
Hàm trainer thuộc một dạng niềng răng thường được áp dụng cho trẻ em có hàm răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí. Chiếc hàm này có một cấu tạo đặc biệt không chỉ giúp định hình lại răng cho các bé mà còn đảm nhiều nhiều chức năng thú vị khác. Việc đeo hàm trainer đang được các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều vì đeo càng sớm hiệu quả sẽ càng cao.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là hàm trainer giá bao nhiêu? Nó có đắt như phương pháp niềng răng không mắc cài và các phương pháp niềng răng mắc cài khác không? Và có nên sử dụng hàm trainer cho trẻ, nếu có nên dùng ở độ tuổi nào là tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên ngay dưới đây!
1. Những điều cần biết về hàm trainer
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề răng miệng, các bậc phụ huynh ngày nay đã chú ý nhiều hơn về tình trạng sức khỏe hàm răng của con em. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là chỉnh nha cho những bạn có hàm răng không đều, mọc lệch lạc.
Phương pháp hàm trainer đã được áp dụng từ lâu tại các nước Phương Tây nhưng đến dạo gần đây nó mới thực sự thu hút được sự quan tâm sau nhiều năm du nhập về nước mình.
Trước tiên để biết cách dùng, hàm trainer giá bao nhiêu bạn cần nắm những thông tin cơ bản về dụng cụ đặc biệt này như sau:
Hàm Trainer là gì?
Hàm trainer là khí cụ dùng để chỉnh nha dành cho lứa tuổi trẻ em từ 2 – 15 tuổi. Nó được dùng để ngăn ngừa nguy cơ bị sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch lạc cho trẻ em giai đoạn răng phát triển. Giai đoạn này là thời điểm vàng để nắn chỉnh răng vì xương hàm vẫn đang phát triển, khi răng sữa được thay hay răng vĩnh viễn mới mọc việc uốn nắn răng mang lại hiệu quả cao.
Thay vì đợi khi trưởng thành mới niềng răng, hàm trainer có lợi cho cả mặt kinh tế, thời gian mà còn giúp hiệu quả đạt được cao hơn. Hàm trainer được làm đa phần từ vật liệu tổng hợp, có tính an toàn, mềm mại như: nhựa dẻo, silicon,…Nó có dạng hình parabol ôm sát vào từng cung răng một cách tự nhiên, không cần sử dụng mắc cài hay dây buộc, thuận tiện cho người đeo.
Có những loại hàm Trainer nào?
Trẻ em từ 2 – 15 tuổi đang trong giai đoạn phát triển của răng, chính vì vậy mà răng liên tục thay đổi, có những dấu mộc khác nhau. Để phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng đó, hàm trainer phân chia ra thành 4 loại, mỗi loại có cấu tạo, dành cho từng nhóm tuổi riêng.
- Hàm nhóm J ( Juniors): Đây là hàm trainer danh cho lứa tuổi đang trong giai đoạn mọc răng sữa, tức là nhóm từ 2 – 5 tuổi. Nó bao gồm 3 công cụ J1. J2, J3 giúp ngăn cản thói quen đẩy lưỡi nhờ có các đệm khí nhẹ giúp răng không bị xô lệch đi khỏi vị trí đẹp.
- Hàm nhóm K (Kids): Dùng cho trẻ từ 5 – 10 tuổi, có thiết kế khá giống với hàm J nhưng về độ cứng sẽ cứng hơn, bao gồm K1, K2, K3. Chính vì vật liệu cứng hơn nên ngoài chỉnh lại tật đẩy lưỡi, khắc phục thói quen xấu nó còn giúp giải quyết vấn đề khớp cắn hở, khớp cắn sâu.
- Hàm nhóm T ( Teens): Dùng có giai đoạn trẻ đã mọc răng vĩnh viễn từ 10 – 15 tuổi với 4 giai đoạn T1, T2, T3, T4. Đây là giai đoạn vàng cũng là giai đoạn gần như cuối cùng để bạn chỉnh răng chó bé dễ dàng mà không cần đến khí cụ niềng răng. Hàm trainer dòng T giúp chỉnh răng thẳng, vào hàng, chỉnh khớp cắn ngược.
- Hàm nhóm A ( Adults) : Công cụ với 3 giai đoạn A1, A2, A3 dùng khi răng đã mọc vĩnh viễn và hoàn thiện, loại này có thể dùng cho người lớn. Hàm trainer nhóm A có kích thước lớn, cấu tạo dày, cứng tác động một lực mạnh đến răng. Nó có thể dùng trong những trường hợp răng lệch lạc mức độ nhẹ, có thể kết hợp với khí cụ niềng răng để có được hiệu quả tốt nhất.
Chức năng của hàm Trainer
Trên thực thế, hàm trainer có thể dùng được cho cả người lớn, tuy nhiên hiệu quả không cao, chính vì vậy mà thường áp dụng nhiều cho độ tuổi trẻ em. Nó được chỉ định trong nhiều trường hợp nhờ vào những khả năng sau:
- Định vị hàm: Điều chỉnh lại hàm cho những trường hợp bé bị khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn chéo, khớp cắn sâu.
- Chỉnh răng: Dùng trong những trường hợp răng quá thưa, răng bị mọc chen chúc nhau, răng mọc không đều, lệch lạc.
- Tập lại thói quen trong khoang miệng: Dùng cho những bé có thói quen lấy lưỡi đẩy răng
2. Hàm Trainer giá bao nhiêu?
Trên thị trường tại Việt Nam hiện nay, hàm trainer đã xuất hiện rất nhiều và phổ biến nhất là dòng hàm Myobrace. Dòng hàm trainer Myobrace dùng được cho nhiều đối tượng khác nhau, mỗi loại lại sử dụng chất liệu phù hợp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.
Mức giá của hàm trainer không cố định, nó dao động khoảng từ 1 triệu – 5 triệu đồng, mức giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn đôi chút với từng loại và chính sách bán hàng khác nhau. Tuy nhiên với những nơi bán hàm trainer chỉ với mức giá vài trăm nghìn thì bạn không nên tin tưởng và mua, dù chỉ là thử bởi nó có thể tác động xấu đến hàm răng của bạn đấy nhé.
3. So sánh Giá hàm trainer tại các nha khoa hiện nay
Dưới đây là giá hàm trainer tại các nha khoa uy tín hiện nay:
Nha khoa | Giá hàm trainer | Số lượng | Xem chi tiết |
Nha khoa Paris | 3.000.000 – 6.000.000 | 2 hàm | https://nhakhoaparis.vn/hoan-my-bang-gia-dich-vu-nha-khoa.html |
Nha khoa Hà Nội Sydney | 3.000.000 – 6.000.000 | 2 hàm | https://nhakhoahanoisydney.vn/bang-gia-nieng-rang-2/ |
Nha khoa Tâm Đức Smile | 4.000.000 | 2 hàm | https://nhakhoatamducsmile.com/bang-gia |
4. Có nên sử dụng hàm trainer hay không?
Đối với phương pháp niềng răng, chỉnh nha bằng hàm trainer mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Không chỉ mất ít thời gian, tiết kiệm chi phí mà còn ít gây đau, không cần nhổ bỏ răng và hiệu quả lại cực kỳ cao nữa. Sử dụng hàm trainer giúp định vị hàm, chỉnh lại răng ngay ngắn, tập ại các chức năng trong khoang miệng, hạn chế những thói quen xấu cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Chính vì vậy, nếu phụ huynh nhận thấy hàm răng của con mình đang gặp phải những vấn đề về răng miệng hãy đến phòng khám uy tín để được tư vấn về các loại hàm trainer cho phù hợp. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra những hậu quả không đáng có, phụ huynh nên xin ý kiến, tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng trainer cho bé nhà mình.
Hàm trainer là một phương pháp rất hiệu quả, cực kỳ tốt trong việc chỉnh nha cho các bạn nhỏ. Phụ huynh hãy tìm một địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn chính xác về tình trạng và loại hàm trainer phù hợp với con của mình. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc biết được hàm trainer giá bao nhiêu và có thêm những thông tin bổ ích.
Bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức nha khoa trong phần https://nacerathisach.vn/kien-thuc-nha-khoa