Quy trình trám răng sâu và những lưu ý sau khi trám răng sâu

4.7/5 - (3 votes)

Cập nhật lần cuối: 13/01/2023

Bảo tồn răng luôn là tiêu chí hàng đầu trong mọi trường hợp. Khi răng sâu vẫn cơ hội cứu vãn, bác sĩ sẽ điều trị và trám răng để lấp đầy những khoảng trống do sâu răng để lại. Đây tuy không phải là một kỹ thuật khó trong nha khoa, nhưng nếu không tiến hành cẩn thận sẽ gây ra nhiều bất tiện, không đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ bị vỡ.

Vậy quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn đi tìm hiểu cụ thể từng bước thực tế đang được áp dụng tại phòng khám Nha khoa của chúng tôi. Cùng với đó là những lưu ý, các vấn đề cần biết khi đi trám răng.

1. Quy trình trám răng sâu

Hàn trám răng là một phương pháp khôi phục lỗ hở do sâu răng gây ra, sử dụng vật liệu đặc biệt để lấp đầy những khoảng trống sau khi đã được làm sạch. Trong những trường hợp sâu răng chưa vào đến tủy, tủy vẫn có cơ hội chữa được, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện quy trình trám răng sâu cho bệnh nhân. Quy trình đó bao gồm những bước sau đây.

Quy trình trám răng sâu gồm 4 bước
Quy trình trám răng sâu gồm 4 bước

Bước 1: Thăm khám, đánh giá tổng quát và tư vấn

Bước đầu tiên, bác sĩ cần thăm khám, quan sát và đưa ra đánh giá, nhận định tình trạng cũng như mức độ sâu răng của bệnh nhân. Thông thường sâu răng thường xảy ra tại những chiếc răng cửa, có thể để lại những vệt đen, nặng hơn là có những lỗ sâu to trên phần thân.

Tại bước này, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể về phương án điều trị cho từng trường hợp. Với những trường hợp sâu răng nhẹ, có thể ngay lập tức tiến đến bước 2. Ngược lại, với những bệnh nhân bị sâu răng nặng, răng bị hổng một lỗ lớn, sâu đến tủy răng, bác sĩ sẽ khám cẩn thận lại một lần nữa và tư vấn bệnh nhân chữa tủy răng.

Khi đưa ra được phương án giải quyết phù hợp, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân các loại vật liệu trám hiện đang có tại phòng khám. Trám răng sâu thông dụng nhất hiện nay gồm có: trám răng Composite, trám răng Amalgam và trám bít hố rãnh.

Bước 2: Làm sạch hố răng

Bệnh nhân được làm sạch răng miệng bằng dung dịch chuyên dụng, sau đó sát trùng  vùng răng sâu để đảm bảo tính vô khuẩn, tránh nhiễm trùng xảy ra. Tiếp đến làm sạch hố răng là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình trám răng sâu. Bác sĩ sẽ cần làm sạch chiếc răng sâu, loại bỏ những phần răng đã hỏng. Việc này giúp ngăn nguy cơ vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong răng thêm nữa.

Bước 3:  Gây tê và tạo hình xoang trám

Để tránh làm bệnh nhân đau, theo từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định gây tê hoặc không. Khi hoàn thành, bạn sẽ được tạo hình xoang trám để giúp vật liệu bám chắc vào răng.

Bước 4: Trám bít hố răng

Sau khi phần răng sâu đã được giải quyết xong, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu đã được chọn lựa trước đó để bít lại hố răng, xoang trám. Ban đầu, vật liệu sẽ có dạng lỏng, bác sĩ cần sử dụng đèn chiếu để làm đông cứng dần lại, giúp bám chắc vào răng. 

Cùng với đó, bác sĩ sẽ tạo hình sao cho bệnh nhân có cảm giác chân thật nhất, không bị khớp khi nghiến răng. Khi vật liệu khô, quy trình trám răng sâu của bạn hoàn thành.

2. Những lưu ý cần biết sau khi trám răng

Trám răng trên thực tế không gây đau, phần gây đau nhất sẽ nằm ở phần chữa tủy ( nếu có) và làm sạch vùng răng sâu, tạo hình xoang trám. Với những bệnh nhân bị sâu răng ở mức độ nhẹ, sẽ cần phải gây tê mà vẫn không lo lắng về việc bị đau. 

Những lưu ý sau khi trám răng sâu
Những lưu ý sau khi trám răng sâu

Ngoài ra bạn cần lưu ý những điều sau khi trám răng:

Lưu ý cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sâu

Sâu răng thường nằm ở các răng hàm bởi đây là những vị trí bàn chải khó làm sạch hết, thức ăn vướng mắc lại bên trong. Vi khuẩn lúc này sẽ chuyển hóa thức ăn thành mảng mảng chứa axit ăn mòn răng, phá hủy lớp men răng, gây ra những vệt đen hoặc lỗ hổng trên răng. Sau khi trám răng sâu, để tránh tình trạng này quay trở lại bạn cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, 2 lần/ 1 ngày vào sáng và tối. 
  • Chải răng đúng cách, ít nhất 2 phút để loại bỏ hết thức ăn thừa bám trên răng
  • Súc miệng với nước muối sinh lý sau mỗi lần ăn 
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm
  • Đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần
  • Lấy cao răng định kỳ

Lưu ý trong việc ăn uống sau khi trám răng sâu

  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai, dễ gây giắt răng sẽ ảnh hướng đến tuổi thọ của miếng trám
  • Không ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ khiến miếng trám bị ảnh hưởng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia sau khi trám xong
  • 2 tiếng sau khi trám răng xong bạn không nên ăn gì để giúp miếng trám có thời gian ổn định

3. Có cần bọc răng sau khi trám răng sâu hay không? Cách bảo vệ chỗ trám bền lâu?

Thông thường, sau khi trám răng xong, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân bọc răng sứ để bảo vệ phần trám. Bởi lẽ vật liệu trám không đảm bảo độ bền được lâu dài, dễ bị vỡ, sứt mẻ khi bạn ăn đồ ăn cứng. Bọc răng sẽ làm tăng tuổi thọ của miếng trám, nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.

Nên bọc răng sứ sau khi trám răng để bảo vệ vết trám răng
Nên bọc răng sứ sau khi trám răng để bảo vệ vết trám răng

Tuy nhiên đây không phải là vấn đề bắt buộc, bạn hoàn toàn có thể không bọc nếu muốn. Trong trường hợp miếng trám bị sứt, mẻ, bị vỡ bệnh nhân chỉ cần đến phòng khám để bác sĩ thay miếng trám khác lại cho răng của mình là được. 

Ngoài việc bọc răng sứ, có nhiều cách để bảo vệ răng sau khi trám được bền lâu hơn:

  • Sử dụng vật liệu trám cao cấp, có khả năng chịu nhiệt tốt, có độ cứng, độ bền cao. 
  • Lựa chọn địa chỉ trám răng sâu uy tín, tay nghề bác sĩ giỏi. Đây là yếu tố chính giúp bạn có được phần trám răng đẹp, chắc chắn.
  • Tập ăn, nhai vào phía hàm bên răng không bị trám để giúp gánh nặng cho răng.
  • Duy trì thói quen ăn uống đồ mềm để giúp răng sau khi trám có tuổi thọ tốt hơn

Trám răng là việc làm cần thiết để giúp bảo vệ chiếc răng của bạn được duy trì và hoạt động tốt trở lại. Bạn hãy chú ý quan sát và đến phòng khám nha khoa uy tín để được trám răng sâu từ sớm. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ về quy trình trám răng sâu, đồng thời có thêm những thông tin bổ ích khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *