Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Hàn trám răng là một giải pháp “cứu cánh” giúp những bạn không may có những khuyết điểm trên răng như bị sâu hay vỡ mẻ, thiếu tính thẩm mỹ lấy lại nụ cười tự tin nhanh chóng, an toàn.
Hàn trám răng là gì?
Hàn trám răng là phương pháp phục hình và cải thiện khi răng bị sâu, răng bị chấn thương, bị gãy mẻ, mòn cổ chân răng, răng thưa,…Bằng cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng để làm đầy những chỗ bị hư hỏng, thiếu khuyết trên răng; giúp khôi phục răng bị gãy mẻ, hay bị sâu, thiếu tính thẩm mỹ về hình dáng ban đầu.
Đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, chức năng ăn nhai, bảo vệ răng trước tác động xấu của vi khuẩn, đồng thời mang đến cho răng vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn.
Bạn có thể hiểu đơn giản, hàn răng và trám răng như sau:
Hàn răng
Khi bạn bị sâu răng sẽ sử dụng phương pháp hàn răng để bịt kín lỗ sâu. Ngoài ra, hàn răng cũng áp dụng đối với các trường hợp răng bị mòn, bị thưa (tuy nhiên khoảng cách giữa các răng không quá rộng)
Trám răng
- Trám răng điều trị: Áp dụng cho các trường hợp răng bị sâu hoặc bị chấn thương. Tuy nhiên, bác sĩ cần đánh giá mức độ vững chắc của mô răng lành để quyết định xem bạn có thực hiện được phương pháp này hay không?
- Trám răng phòng ngừa: Bác sĩ thực hiện phủ một lớp vật liệu mỏng có màu giống như men răng để bảo vệ men răng thật, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm: Trám răng được bao lâu?
Bạn nên hàn trám răng khi nào?
Theo các chuyên gia về nha sĩ: Hàn trám răng là kĩ thuật an toàn phù hợp với nhiều đối tượng và các trường hợp khác nhau đã được Hiệp Hội Nha Khoa Quốc Tế công nhận.
Theo khuyến cáo: Bạn nên hàm trám răng khi răng gặp các tình trạng như sau:
- Răng bị sâu
- Răng bị mòn men, đen chân răng
- Răng bị xỉn màu, ố vàng.
- Răng bị sứt mẻ, hay bị tổn thương.
- Răng bị thưa ở mức độ vừa phải, khoảng cách giữa các răng không quá rộng.
- Khi muốn khắc phục tình trạng răng bị gãy mẻ mà không muốn mài răng thật để áp dụng phương pháp bọc răng sứ.
Hàn trám răng có những ưu điểm tuyệt vời như thế nào?
Là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đơn giản, thịnh hành, được mọi người tin tưởng. Hàm trám răng mang đến cho bạn 5 ưu điểm tuyệt vời sau:
Tính thẩm mỹ cao
Không còn nỗi lo sợ, e ngại mỗi khi cười vì răng của bạn gặp phải những khuyết điểm như trên, hàn trám răng giúp bạn khôi phục lại hình dáng răng ban đầu, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tăng vẻ đẹp cho răng.
An toàn đối với sức khỏe
Hàn trám răng sử dụng các vật liệu trám thân thiện với môi trường răng miệng, không gây kích ứng nướu. Đồng thời, hàn trám răng là phương pháp phục hình và cải thiện không cần mài răng; vì thế bạn không cần lo lắng việc bị mất mô răng hay những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau đó (đặc biệt là tình trạng ê, buốt,…)
Bảo vệ răng tốt hơn
Trám răng được thực hiện bằng cách phủ 1 lớp men bên ngoài, giúp bảo vệ men và cấu trúc của răng thật trước tác động xấu của các thực phẩm, quá trình lên men axit, hoặc sự tấn công của các vi khuẩn,… giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng hiệu quả hơn.
Quá trình thực hiện nhanh chóng không đau
Với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại; thông thường quy trình hàn trám răng diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút. Đồng thời, đây là phương pháp nha khoa đơn giản chỉ tác động đến bề mặt ngoài của răng. Vì vậy, quá trình thực hiện diễn ra bình thường, bạn không cảm thấy đau nhức trong khi thực hiện, tâm lý lo lắng hay sợ hãi là không cần thiết.
Chi phí thấp
Hàn trám răng là kĩ thuật nha khoa phổ biến không đòi hỏi yêu cầu quá cao mà vẫn hiệu quả. Vì thế chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả mọi người.
Hàn trám răng có nhược điểm gì không?
Ngoài những ưu điểm kể trên hàn trám răng vẫn có những nhược điểm nhất định như sau:
- Răng nhạy cảm hơn: Một số vật liệu sử dụng hàn trám răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,…
- Độ bền không cao: Do được hàn trám vào các vị trí bị mẻ, vỡ hay sâu, Vì thế, khi ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dai vết hàn trám có thể bị bung ra.
- Thuổi thọ thấp: Theo nhận định của các chuyên gia, trung bình các vết trám chỉ giữ được khoảng 2 – 3 năm, có thể lâu hơn nếu như bạn biết cách giữ gìn và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này bạn phải chấp nhận trám lại nhiều lần trong đời.
Trong khi đó: Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay giúp bạn khắc phục những khuyết điểm kể trên của răng, sở hữu hàm răng trắng sáng, vẻ đẹp hoàn mỹ được duy trì trong thời gian từ 5 năm – 20 năm tùy thuộc vào từng chất liệu răng sứ.
Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn phương pháp thẩm mỹ nha khoa này.
Quy trình hàn trám răng sứ tại các nha khoa uy tín hiện nay
Quy trình hàn trám răng sứ khá đơn giản bao gồm 6 bước dưới đây; không mất nhiều thời gian, các bác sĩ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao tại các nha khoa uy tín sẽ giúp bạn lấy lại nụ cười rạng rỡ, tự tin.
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra vết nứt
- Tại phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan răng miệng, tình trạng vết nứt và các khuyết điểm trên răng để lên kế hoạch điều trị cho từng trường hợp.
- Nếu bị sâu răng cần chụp X – quang để kiểm tra lỗ sâu, có phương pháp điều trị phù hợp
- Nếu răng của bạn bị vỡ, mẻ; bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết để xem vết sứt mẻ phù hợp với hình thức phục hình thẩm mỹ nha khoa nào?
Bước 2: Vệ sinh vết sứt và nạo sạch vết sâu răng trước khi hàn trám răng
- Răng cần hàn trám phải được vệ sinh cẩn thận để đảm bảo an toàn, không xảy ra bất cứ biến chứng nào sau đó. Nếu răng bị sâu thì phải nạo sahj vết sâu răng trước khi hàn trám răng.
Bước 3: Hàn trám răng và làm khô vết nứt
- Sau khi đo mẫu răng thật, xác định kích thước và hình dáng răng cần tạo trên khoang trám. Bác sĩ sẽ tạo hình chất trám và làm đầy khoảng trống trên răng bằng các chất liệu như Composite.
- Vật liệu bắt đầu trám trên răng có dạng lỏng, thông thường sau 2 tiếng miếng trám mới khô.
- Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, sau khi chiếu đèn laser miếng trám sẽ đông cứng nhanh chóng trong vòng 40 s thông qua phản ứng quang học.
Bước 4: Chỉnh lại vết trám răng
- Bác sĩ chỉnh lại vết trám bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình vết trám có độ chuẩn xác giống với răng thật nhất, tạo cảm giác tự nhiên, không cộm.
- Sau khi quá trình hàn trám răng kết thúc, bác sĩ kiểm tra khớp cắn thường xuyên cho bạn để đảm vảo việc ăn nhai có cảm giác tự nhiên, chân thật, hoàn toàn thoải mái, không gây khó chịu.
Bước 5: Chăm sóc răng sau hàn trám răng
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh răng miệng cũng như cách bảo vệ vết hàn trám răng để vết hàn trám răng có tuổi thọ lâu nhất.
Bước 6: Hẹn lịch tái khám
- Sau khi hàn trám răng thì các nha khoa uy tín sẽ hẹn bạn lịch tái khám xem chỗ hàn trám răng đã hoàn toàn ăn khớp vào răng chưa, có bị bung không,…
Giải đáp những câu hỏi liên quan về hàn trám răng thẩm mỹ?
Hàn trám răng có đau không?
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm, hàn trám răng không hề đau vì:
- Đây là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đơn giản, phổ biến; được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các trang thiết bị ngày càng hiện đại do các bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
- Trước khi thực hiện bác sĩ đã vệ sinh, gây tê cho bạn.
- Quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 10 – 40 phút. Do đó, bạn không cảm nhận được cảm giác đau rõ rệt.
Sau khi thực hiện xong, hết thuốc tê, bạn sẽ có cảm giác đau nhức một chút, cảm giác đó sẽ qua đi rất nhanh, không có gì đáng sợ hay e ngại.
Vậy tại sao có một số bạn bị đau nhức trong khi thực hiện hàn trám răng?
Có thể do một trong số các nguyên nhân sau đây:
- Do chưa điều trị hết các bệnh lý về răng miệng như bệnh nha chu, viêm nướu; hoặc vết sâu răng không được cạo sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển có thể ăn mòn sâu hơn vào chân răng khiến bạn bị đau nhức, khó chịu.
- Trang thiết bị y tế không đảm bảo độ vô trùng tuyệt đối.
- Tay nghề của bác sĩ còn “yếu”, thao tác không chuẩn xác.
- Cơ địa của từng người: Một số bạn bị dị ứng với một số thành phần trong vật liệu hàn trám răng.
Hàn trám răng có lâu không? Cần lưu ý những gì sau khi hàn trám răng?
Thời gian hàn trám răng có lâu không phụ thuộc vào số lượng răng bạn cần hàn trám.
Theo các bác sĩ, thông thường thời gian hàn trám cho một răng chỉ mất từ 10 – 40 phút. Sau đó, bạn không cần tái khám quá nhiều lần, thời gian phục hồi nhanh.
Sau khi hàn trám răng cần đặc biệt lưu 4 điều sau:
- Không nhai trong vòng 2 giờ đầu sau khi vừa hàn trám răng xong để các mô răng liên kết bền vững với chất trám
- Sau bữa ăn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối ấm để súc miệng
- Không dùng các thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng sẽ ảnh hưởng đến độ bền của răng vừa mới được hàn trám.
- Hạn chế sử dụng nước ngọt, các loại nước có gas, cà phê, thuốc lá,… vì chúng sẽ làm các vết trám bị xỉn màu.
Hàn trám răng có bền không?
Độ bền của răng hàn trám phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu hàn trám răng, trình độ tay nghề của bác sĩ.
Theo nhận định của các chuyên gia: Răng hàn trám có độ bền từ 2 – 3 năm, có thể lâu hơn nếu bạn chăm sóc tốt. Như vậy, sau khoảng thời gian này nếu vết hàn trám bị hỏng, bạn cần đến phòng khám để thực hiện lại.
Làm sao để giữ độ bền của răng được hàn trám?
- Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày bằng bàn chải lông mền, làm các mảng bảm trên răng sau khi ăn, súc miệng bằng nước sát khuẩn được các nha sĩ chuyên dùng.
- Cẩn thận với đồ ăn quá cứng, quá dai, chú ý khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nếu vết hàn trám có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như bong tróc hay bị nứt. Nếu bạn cảm thấy quá đau buốt, ê nhức nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra.
Trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi có hàn răng được không?
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi bị sâu răng có hàn răng được không?
Theo các nha sĩ: Tuy chỉ là răng sữa, nhưng nếu bị sâu nặng, có thể ảnh hưởng đến việc hình thành răng vĩnh viễn sau này. Do vậy, bạn cần đưa bé đến phòng khám nha khoa để bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.
Bạn có thể yên tâm khi cho bé hàn răng bằng công nghệ laser không gây kích ứng hay tổn thương tới các mô mền nhạy cảm trong khoang miệng.
Bị mòn răng có nên hàn trám lại hay không?
Hiện nay, nhiều người đang gặp vấn đề mòn răng do men răng kém, hoặc thói quen chải răng không đúng cách. Bạn băn khoăn có nên trám răng hay không?
Câu trả lời cho bạn: Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu bạn bị mòn răng nên sử dụng phương pháp này để trám lại chỗ bị mòn; vì thế sẽ giúp bảo vệ ngà răng, khôi phục lại chức năng tốt nhất cho răng; hơn nữa chi phí thực hiện thấp (phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả mọi người).
Chất liệu nào được sử dụng trong hàn trám răng? Loại nào là tốt nhất?
Hiện nay có 3 loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong hàn trám răng, mỗi loại vật liệu đều có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
Trám Amalgam(hay còn gọi là trám bạc)

Trám răng Amalgam là phương pháp trám răng sử dụng vật liệu hàn trám răng có thành phần là hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… thường được sử dụng để hàn trám cho răng hàm, răng gần răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai nhiều.
- Ưu điểm: Trám Amalgam chi phí rẻ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng; trong khi độ bền cao từ 10 – 15 năm, có thể lâu hơn nếu bạn biết cách giữ vệ sinh răng miệng tốt. Chất liệu trám này phù hợp dùng trong các khoang to, các răng đảm nhận chức năng nhai lớn như mặt nhai răng hàm.
- Nhược điểm: Tính thẩm mỹ không cao, thường dùng cho các răng ở trên và phía mặt của răng hàm. Thêm vào đó, chất liệu Amalgam có khả năng dẫn nhiệt tốt vì thế khiến răng dễ bị nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn quá nóng, hoăc lạnh. Màu sắc không chân thật, tính thẩm mỹ thấp.
Trám Composite(hay còn gọi là trám răng thẩm mỹ)

Trám răng Composite là trám răng sử dụng loại vậy liệu mới làm từ nhựa tổng hợp được ưa chuộng nhất hiện nay với nhiều ưu điểm tuyệt vời như màu sắc tự nhiên, độ cứng và khả năng chịu lực tốt. Thích hợp hàn trám răng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ do tai nạn hay va chạm.
- Ưu điểm: Chất liệu Composite có nhiều màu cho bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất với màu của răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng. Có khả năng chịu lực tốt hơn vật liệu xi – măng, nên có thể trám được ở những vị trí có lực nhai lớn hơn.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn chất liệu Amalgam và Xi – Măng Silicat, yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thực hiện. Nếu vết trám không đạt chuẩn dễ bị bong hoặc rơi ra, hoặc có thể tái phát bệnh sâu răng.
Composite có khả năng chịu mòn và áp lực kém hơn chất liệu Amalgam, độ bền không cao, dễ bị đổi màu. Thường chỉ dùng để trám răng cửa hoặc những khoang trám bé yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, không dùng được cho răng bị hư hỏng nặng.
Hiện tại, tráng răng thẩm mỹ bằng chất liệu Composite được nhiều người yêu thích nhất hiện nay.
Trám Xi – măng Silicat

Khá nhiều người yêu thích trám xi măng Silicat bởi vật liệu này có đục, màu sắc tự nhiên, gần giống với răng thật, tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, trong khi đó chất lượng tốt, miếng trám ít bị bong tróc trong quá trình sử dụng. Mặt khác, một số loại xi – măng silicat có chứa Flo có khả năng chống sâu răng giúp bảo vệ răng tốt hơn.
- Nhược điểm: Khả năng chịu lực, chống mòn kém; do đó chỉ có thể sử dụng để hàn cổ răng hoặc nơi dễ bị sâu răng và ít chịu tác động của lực nhai.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới hàn trám răng, bạn hãy bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!