Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Điều trị tủy răng khi mang thai có nên không? Là một trong những thắc mắc mà các mẹ bầu muốn được giải đáp vì tình trạng răng bị viêm tủy là rất phổ biến trong thời gian mang thai. Hơn nữa, bệnh viêm tủy răng nếu không được chữa trị sẽ khiến các mẹ bị đau nhức răng và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Để hiểu thêm về vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây:
1. Vì sao phụ nữ mang thai hay mắc các bệnh răng miệng?
Phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome. Hai loại hoocmon này dễ làm cho lợi bị sưng và tạo ra sự tích tụ của chất vôi cũng như lây nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng.
Vì thế, đây chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về răng, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy răng và gây đau nhức.
Bên cạnh đó, tình trạng ói mửa trong thời kỳ mang thai sẽ khiến các chất axit trong bao tử bị trào ngược và gây mòn men răng. Ngoài ra, việc ăn nhiều lần trong trong ngày với thức ăn ngọt mà việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo cũng khiến răng dễ bị sâu, hư tổn và ảnh hưởng đến tủy răng.
2. Dấu hiệu của viêm tủy răng
Khi răng có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã bị viêm tủy răng:
- Răng đau nhức âm ỉ kéo dài
- Răng có thể bị lung lay
- Răng bị đau nhức có thể dẫn đến nhức đầu liên tục là khi về đêm thì có nghĩa là răng bạn đã bị viêm tủy.
- Răng có dấu hiệu xuất hiện mụn mủ dưới chân răng. Mụn mủ này không những làm mất thẫm mỹ mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn làm ổ. Vì vậy nên điều trị nay để loại bỏ mụn mủ này.
- Răng bị bể lớn làm lộ tủy và viêm tủy phải điều trị lấy tủy ngay.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về răng miệng, bạn hãy tìm trong phần Kiến thức nha khoa
3. Có nên điều trị tủy răng khi mang thai không?
Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, thông thường bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên thực hiện điều trị các bệnh lý về răng miệng trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) vì đây là khoảng thời gian dễ chịu cho bà bầu đi chữa trị răng. Lúc này thai cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ nên khỏe mạnh hơn trong 3 tháng đầu.
Tuy nhiên, đối với vấn đề điều trị tủy răng khi mang thai, do quá trình điều trị phải chụp tia X – Quang để xác định được tình trạng tủy răng như thế nào, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị nên cũng không tốt cho thai nhi.
Việc điều trị tủy răng khi mang thai cũng cần phải chích thuốc tê mà trong thuốc có các thành phần có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Vì vậy, để có một kế hoạch điều trị tủy răng khi mang thai một cách tận tâm, các mẹ bầu nên tìm đến những nha khoa uy tín, bác sĩ phải có tay nghề cao để có thể tư vấn và tìm ra cách chữa trị tận tâm. Ngoài ra, bạn không nên thực hiện theo các bí quyết chữa đau răng theo phương pháp dân gian mà nên thực hiện vệ sinh răng miệng và súc miệng với nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai có nên hàn răng không?
Trên đây là chia sẻ về vấn đề Điều trị tủy răng khi mang thai có nên không? Nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác hãy để lại bình luận dưới bài viết này!