Điều trị tủy răng là gì? Khi nào cần điều trị tủy răng?

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý về răng miệng được nhắc đến nhiều nhất. Vậy, viêm tủy răng là gì, nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm nhiễm, phương pháp điều trị hiệu quả dành cho người bị viêm tủy răng hiện nay?

Có nhiều người chủ quan không biết bệnh viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm “chết người”.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau dành thời gian tìm hiểu toàn bộ thông tin về bệnh viêm tủy răng qua bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa các mạch máu và thần kinh nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng), phía bên ngoài được bao bọc bởi ngà răng và men răng.

Cấu tạo của răng
Cấu tạo của răng

Tủy răng có cả ở phần thân răng và chân răng. Tủy răng có cấu trúc phức tạp, có thể thay đổi theo từng loại răng, từng cá thể và từng độ tuổi. Một răng có thể có một hoặc nhiều ống tủy, ví dụ như răng cửa có 1 ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy, răng cối lớn có đến 3 – 4 ống tủy.

Tủy răng đóng vai trò mạch sống nuôi dưỡng răng và dẫn truyền dây thần kinh, mang lại cảm giác đau, ê buốt,…, một phần cảm giác về lực trong quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Ngoài ra, tủy răng còn tham gia vào việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và sự chắc khỏe của răng.

 

Bệnh viêm tủy răng là gì?

Mới đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhức thoáng qua. Tuy nhiên, đến giai đoạn cấp tính, đau nhức dữ dội hơn, thường xuất hiện vào ban đêm.

Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách khiến tủy bị viêm và hoại tử dẫn đến hàng loạt các vấn đề răng miệng nguy hiểm như: viêm quanh chóp răng, viêm quanh cuống lâu ngày dẫn đến tình trạng răng lung lay và bị rụng; xương ổ răng bị áp xe nhiễm trùng ảnh hưởng đến các răng liền kề.

Vi khuẩn vì thế có thể gây ra bệnh viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng?

Tủy răng được bảo vệ bởi ngà răng và men răng nằm trong môi trường kín và vô trùng nên khó bị tổn thương. Tuy nhiên, khi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là ngà răng và men răng bị ảnh hưởng, khiến tủy răng bị lộ, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong tủy làm xuất hiện tình trạng viêm tủy răng.

Một số nguyên nhân thường gặp gây viêm tủy răng:

Sâu răng

Viêm tủy răng thường bắt đầu từ việc sâu răng không chữa trị kịp thời, khiến vi khuẩn trong miệng “thừa cơ” xâm nhập vào tủy răng thông qua các lỗ răng sâu, lây lan và phát triển gây viêm tủy răng.

Răng sâu không được điều trị là một trong những nguyên nhân gây viêm tủy răng
Răng sâu không được điều trị là một trong những nguyên nhân gây viêm tủy răng

Tổn thương ở răng

Khi răng bị tổn thương (vỡ răng, mẻ răng, răng bị chấn động,…) cũng có thể gây viêm tủy răng.

Răng bị mài mòn

Ở người lớn tuổi, răng bị mài mòn do quá trình ăn nhai kéo dài nhiều năm. Răng bị mài mòn đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ tủy răng dần mỏng đi, làm tăng nguy cơ lộ tủy răng, dẫn đến viêm tủy răng.

Dị hình bẩm sinh: Răng nhọn dị dạng ở giữa khiến tốc độ mài mòn răng tăng nhanh, trong khi đó răng có hốc lõm ở phía dưới dễ khiến thức ăn bị mắc lại, gây sâu răng, từ đó dẫn tới viêm tủy răng.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Dùng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh khiến cổ răng bị tổn thương, mòn cổ răng. Cổ răng bị tổn thương nặng sẽ làm lộ tủy răng, gây viêm tủy răng.

Chứng viêm quanh răng

Những tổ chức xung quanh chân răng như lợi khi bị viêm nhiễm không được điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng.

Nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi đột ngột

Những trường hợp ăn hoặc uống đồ quá nóng, quá lạnh xen kẽ nhau liên tục khiến nhiệt độ trong khoang miệng bị thay đổi đột ngột, làm răng sung huyết, từ đó gây bệnh ở tủy răng.

Hóa chất kích thích

Khi đi chữa răng ở các cơ sở không có uy tín, nha sĩ lựa chọn thuốc không chuẩn hoặc các vật liệu làm răng có tính axit hoặc bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm tủy răng cho bệnh nhân.

Ngoài ra, các bệnh tiểu đường, gút, hay nhiễm độc chì cũng có thể gây hoại tử tủy răng.

Nhận biết bệnh viêm tủy răng như thế nào?

Bệnh viêm tủy răng có thể nhận biết qua các cơn đau, tình trạng răng, sắc thái mặt và phim chụp X – quang của bệnh nhân, cụ thể như sau:

Qua những cơn đau răng

Những cơn đau răng xuất hiện khi tiếp xúc với nóng, lạnh, chua hoặc thay đổi áp suất như khi đi máy bay, khi hết cơn đau người bệnh thấy dễ chịu hoàn toàn.

Có khi cơn đau xuất hiện bất chợt, đau từng cơn, vừa đau vừa buốt, hoặc chỉ đau mà không buốt. Mỗi cơn đau thường kéo dài 1 đến 30 phút, có thể đau tại chỗ hoặc đau lan ra xung quanh và lan lên đầu.

Đặc biệt về ban đêm khi ngủ, càng đau bởi tư thế nằm do vị trí đầu thấp lượng máu chảy lên đầu nhiều hơn, làm cho tủy răng bị căng máu nên càng đau hơn.

Bên cạnh đó đau có thể giật theo mạch và nhịp tim, bệnh nhân có cảm giác đau như răng bị lung lay, đau có thể làm tê nửa mặt.

Tình trạng răng của bệnh nhân

Nhận biết viêm tủy răng qua tình trạng răng của bệnh nhân
Nhận biết viêm tủy răng qua tình trạng răng của bệnh nhân

Răng của bệnh nhân gặp phải tình trạng: sâu răng, răng bị mài mòn, rạn nứt, hoặc viêm nướu, viêm quanh cuống răng, rụng răng hay viêm xương; bệnh nhân bị mắc bệnh viêm nha chu.

Tình trạng mặt của bệnh nhân

Nhìn thấy mặt nhăn nhó vì đau đớn, mặt bị sưng hoặc có hạch nổi lên. Thử phản ứng của răng với nóng lạnh hay điện, gõ hay sờ xem răng có đau không để suy đoán?

Chụp hình tủy răng

Ngoài những dấu hiệu và triệu chứng nêu trên chụp hình tủy răng rất quan trọng để chuẩn đoán và theo dõi bệnh với phương pháp X – quang thông thường hay chụp bằng máy vi tính sẽ cho thấy hình ảnh rất rõ nét và chính xác.

Phân loại các bệnh viêm tủy răng?

Dựa vào sự phân loại của Hiệp hội nội nha: Bệnh viêm tủy răng được chia làm 3 loại chính như sau:

Viêm tủy răng có khả năng phục hồi

Bệnh nhân có triệu chứng đau răng rất ít và nhẹ, đau xuất hiện khi ăn các thức ăn lạnh, chua, ngọt. Nếu như không có các kích thích này thì không có triệu chứng đau. Cơn đau thường kéo dài vài giây, không còn đau khi không còn kích thích nữa.

Bệnh do sự tăng tuần hoàn của răng gây ra, hiện tượng tắc nghẽn mạch máu của tủy. Bệnh có khả năng hồi phục, tủy răng trở lại bình thường. Nếu có răng sâu thì cần được chữa trị.

Viêm tủy răng không có khả năng phục hồi

Viêm tủy răng không có khả năng phục hồi cơn đau kéo dài đến 20 phút
Viêm tủy răng không có khả năng phục hồi cơn đau kéo dài đến 20 phút

Bệnh có triệu chứng rõ ràng, triệu chứng đau răng khi tiếp xúc với các thực phẩm nóng lạnh thường nặng hơn, kéo dài từ 15 đến 20 phút. Đau đến chảy nước mắt hoặc kéo dài thành từng cơn (nếu làm mủ trong tủy).

Đôi khi cơn đau xảy ra thình lình; tiếp tục xảy ra mặc dù đau không còn nguyên nhân nữa. Đau răng khi thay đổi tư thế của đầu.

Viêm tủy răng không có khả năng phục hồi và không có triệu chứng rõ ràng

Trường hợp này bệnh nhân không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ; cách chữa trị là lấy tủy.

Ngoài ra còn có trường hợp bị hoại tử có nghĩa là tủy răng bị chết; có triệu chứng đau nhẹ kéo dài, âm ỉ. Tủy răng không còn đau khi làm các phản ứng thử với nóng lạnh; tủy răng có thể bị đóng vôi do viêm nhiễm trùng kéo dài, không còn chảy máu hoặc có thể thấy răng đã đổi màu.

Điều trị viêm tủy răng là gì? 

Tủy răng được xem là “trái tim” của răng, là nguồn sống nuôi dưỡng cho răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Viêm tủy răng không được điều trị kịp thời và dứt điểm khiến răng dễ bị chết tủy, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hại như đã nêu ở trên.

Điều trị tủy răng khi bị viêm nhiễm, tổn thương là cần thiết
Điều trị tủy răng khi bị viêm nhiễm, tổn thương là cần thiết

Do đó, khi phát hiện tủy răng bị viêm nhiễm, việc tìm đến bác sĩ nha khoa để được điều trị tủy răng là vô cùng cần thiết.

Trong nhiều thập niên qua, các nhà khoa học và kĩ thuật gia không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp cũng như các vật liệu chữa trị viêm tủy răng. Có nhiều kĩ thuật điều trị nội nha khác nhau về một số chi tiết hay vật liệu sử dụng nhưng mục đích cuối cùng vẫn là:

  • Làm sạch, lấy tủy.
  • Đưa thuốc sát trùng vào tủy
  • Hàn kín ống tủy
  • Và che mặt trên của răng bằng một vỏ răng nhân tạo

Khi bị viêm tủy răng cấp tính người bệnh phải chống chọi với cơn đau dữ dội, thì mấu chốt của việc chữa trị là cắt ngay cơn đau.

Bước đầu tiên: Cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, để được xử lý kịp thời. Nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê, dùng mũi khoan răng khoan một lỗ vào răng gần với tủy nhất để cho các chất dịch chảy ra ngoài.

Áp lực trong khoang tủy giảm đi nhanh chóng, cơn đau sẽ giảm đi nhiều sau đó nha sĩ tiếp tục chữa tủy.

Quy trình điều trị tủy răng

Hiện nay, với sự phát triển của y học và công nghệ, việc điều trị tủy răng đã trở nên dễ dàng, hiệu quả và an toàn với 5 bước như sau:

Điều trị tủy răng cần được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm
Điều trị tủy răng cần được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Trước khi tiến hành điều trị tủy răng, bạn cần thăm khám tổng quát về sức khỏe răng miệng, chụp phim X-quang để bác sĩ nắm bắt được tình trạng tủy răng hiện tại của bạn.

Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về cách chữa tủy răng, chi phí cũng như những điều bạn cần lưu ý trước, trong và sau quá trình điều trị tủy răng.

Bước 2: Gây tê và đặt đế cao su

Trường hợp răng đã chết tủy hoàn toàn, răng không còn cảm giác, bác sĩ không cần tiến hành gây tê mà sẽ lấy tủy trực tiếp.

Trường hợp răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ cho bệnh nhân vì vậy quá trình điều trị viêm tủy răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, êm ái.

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào sát răng cần điều trị tủy để cách ly với nước bọt – nguồn chứa vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó đảm bảo việc lấy tủy được thực hiện trong môi trường sạch, khô.

Đế cao su còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng dụng cụ hoặc hóa chất rơi vào đường thở của bạn trong quá trình lấy tủy.

Bước 3: Thực hiện lấy tủy

Bác sĩ dùng mũi khoan chuyên dụng, tạo lỗ nhỏ trên răng để tạo đường vào buồng tủy, ống tủy.

Cần xác định chính xác chiều dài của ống tủy để lấy phần tủy bị viêm nhiễm hoặc bị chết bằng trâm tay hoặc trâm máy. Sau đó làm sạch ống chân răng, mở rộng và điều chỉnh hình dạng.

Để chắc chắn các mô tủy bị viêm hoặc bị chết đã được lấy ra ngoài hoàn toàn, bác sĩ sẽ chụp lại X- quang một lần nữa. Đây là bước quan trọng nhằm hạn chế việc lấy sót tủy khiến bệnh nhân sau đó bị đau nhức, viêm nhiễm trầm trọng hơn, hoặc bệnh viêm tủy có thể bị tái phát.

Bước 4: Trám bít ống tủy

Bác sĩ sẽ hàn bít ống tủy vĩnh viễn bằng que gutta-percha và xi măng nha khoa để ngăn cách tủy răng với những tác nhân của môi trường bên ngoài như vi khuẩn và các đồ ăn có tính kích thích gây ê buốt răng.

Bước 5: Bọc chụp cho răng đã điều trị

Hoàn tất quy trình điều trị tủy răng, bác sĩ tiến hành bọc mão chụp răng bằng vàng hoặc bằng sứ cho bệnh nhân.
Cuối cùng, bác sĩ hẹn lịch tái khám để kiểm tra tình trạng răng của bạn sau khi điều trị.

Chi phí điều trị tủy răng?

Điều trị tủy răng giá bao nhiêu phụ thuộc vào địa chỉ thực hiện, tình trạng, vị trí răng của bệnh nhân.

Giá điều trị tủy răng dao động từ 400.000 – 2.000.000đ tùy vào vị trí của răng và độ khó của việc điều trị tủy.

Đối với răng sữa, răng cửa, răng hàm (4,5) việc điều trị tủy đơn giản hơn mức phí chỉ từ 400.000 – 500.000đ.

Chi phí điều trị tủy lại từ 1.200.000 – 2.000.000đ, cao hơn nhiều lần bởi:

  • Thứ 1: Điều trị viêm tủy răng bị tái phát khó hơn nhiều lần, vì cần lấy sạch hết vật liệu cũ đã hàn vào ống tủy của răng cho bệnh nhân ở lần điều trị đầu tiên.
  • Thứ 2: Bác sĩ cần tìm lại đúng đường đi của ống tủy bên trong để đi hết chiều dài của chân răng cũng rất khó. Bởi bác sĩ điều trị lần đầu tiên có thể đi sai đường, tạo dạng ống tủy bị khấc, bị tắc dẫn đến việc điều trị tủy không thành công, bệnh nhân bị viêm tủy tái phát trở lại.
  • Thứ 3: Khi điều trị lại tủy cần dùng thuốc sát khuẩn, dung dịch bơm rửa, dụng cụ tạo hình loại chuyên biệt chỉ dùng cho điều trị lại nên chi phí cao hơn.
  • Thứ 4: Thời gian điều trị lại tủy lâu hơn gấp 3 đến 4 lần so với điều trị lần đầu tiên.

Ngoài ra, chi phí điều trị tủy răng có thể cao hơn nếu bệnh nhân cần phải sử dụng kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Địa chỉ điều trị tủy răng an toàn, hiệu quả?

Bệnh viêm tủy và điều trị tủy răng khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở có trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng được yêu cầu của quá trình điều trị.

Nếu không, sau khi điều trị tủy răng bệnh nhân vẫn bị đau nhức, bệnh viêm tủy tái phát, cần điều trị lại nhiều lần tốn kém chi phí hơn.

Vì vậy, việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để điều trị tủy răng đặc biệt quan trọng. Trước khi điều trị tủy răng, bạn nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín đáp ứng đủ các tiêu chí dưới đây:

Đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm

Trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế

Hiểu được tâm lý lo lắng, sợ đau của bệnh nhân; đồng thời để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho khách hàng, các trang thiết bị máy móc ở Nha khoa được nhập khẩu chính hãng từ các nước Anh, Mỹ, Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Phương thức thanh toán linh hoạt, chăm sóc khách hàng sau dịch vụ

Với phương thức thanh toán linh hoạt, thủ tục, đơn giản, nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp khách hàng yên tâm chăm sóc và điều trị tại Nha khoa.

Phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp

Trong lĩnh vực điều trị tủy răng chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị mới nhất; các bác sĩ luôn lắng nghe, giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân; đảm bảo mang đến kết quả điều trị tốt nhất với chi phí phù hợp.

Những điều này là lý do khiến 100% bệnh nhân hài lòng khi chăm sóc và điều trị răng miệng tại Nha khoa.

Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị tủy răng?

1. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Theo các chuyên gia điều trị nội nha: Lấy tủy răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng kĩ thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bị viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân; nếu không được kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Khi răng không thể phục hồi, hay cần phục hình bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng, đây là cách giúp bảo tồn răng thật tối đa, đảm bảo sức khỏe và chức năng ăn nhai của răng cho bạn.

2. Lấy tủy răng có đau không?

Mọi người thường e ngại khi bác sĩ chỉ định lấy tủy răng; tuy nhiên bạn không cần lo lắng bởi trước khi tiến hành lấy tủy răng bác sĩ đã gây tê cho bạn; cùng với phương pháp điều trị nội nha mới nhất và sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại việc lấy tủy răng diễn ra nhanh chóng, êm ái, nhẹ nhàng.

Theo nhiều bệnh nhân, việc lấy tủy răng đôi khi không đau bằng những cơn đau nhức khi bị viêm tủy diễn ra vào ban đêm. Những cơn đau này không còn là nỗi sợ của bạn sau khi việc điều trị viêm tủy răng kết thúc.

Trong trường hợp, nếu răng đã bị chết tủy, việc lấy tủy răng dễ dàng, bệnh nhân không có cảm giác gì nhiều.

Những lưu ý cần biết sau khi điều trị viêm tủy răng

Sau khi điều trị viêm tủy răng vẫn bị đau nhức bệnh nhân cần tái khám lại ngay
Sau khi điều trị viêm tủy răng vẫn bị đau nhức bệnh nhân cần tái khám lại ngay

Sau khi điều trị tủy răng vẫn bị đau nhức?

Kết thúc điều trị viêm tủy răng bệnh nhân không còn cảm thấy đau nhức nữa. Nếu sau đó bạn gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt thì cần đến ngay phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám lại, chụp X – quang, xác định nguyên nhân đau nhức để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị tủy răng xong vẫn bị đau nhức là do tủy răng bị viêm nhiễm chưa được lấy hết trong quá trình điều trị, hoặc thao tác tạo hình ống tủy, hàn bít ống tủy không được thực hiện đúng. Lỗi này chủ yếu do trình độ tay nghề của bác sĩ còn yếu. Vì vậy, việc lựa chọn Nha khoa uy tín để điều trị tủy răng rất quan trọng.

Chú ý chăm sóc răng miệng sau khi điều trị viêm tủy răng
Chú ý chăm sóc răng miệng sau khi điều trị viêm tủy răng

Cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị viêm tủy răng

Sau khi điều trị viêm tủy răng, bạn cần chú ý cách chăm sóc răng miệng để duy trì hàm răng khỏe đẹp, tránh các bệnh lý về răng miệng cũng như bệnh viêm tủy răng có thể tái phát:

  • Dùng nước ấm súc miệng sau mỗi bữa ăn để giữ khuôn miệng luôn sạch sẽ.
  • Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách ít nhất 2 lần/ buổi sáng thức dậy, sau khi đi ngủ, hoặc sau khi ăn nếu cần.
  • Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng tốt hơn.
  • Đi khám răng định kì 6 tháng một lần.

Bệnh tủy răng khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn để xác định, hi vọng với những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về bệnh tủy răng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *