Lão hóa răng ở người già có ảnh hưởng gì không?

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Lão hóa răng là một hiện tượng tất yếu thường bắt gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì lại rất ít người biết đến. Vì vậy, bài viết chia sẻ sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề Lão hóa răng ở người già có ảnh hưởng gì không? nhé.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa răng ở người già là gì?

Lão hóa răng ở người già thực chất là một quy luật tự nhiên, khi con người già đi thì không chỉ răng bị lão hóa mà hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể đều vậy. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa răng, cụ thể là:

  • Theo thời gian tồn tại trên cung hàm, răng sẽ bị lão hóa dần đi dưới tác động của thức ăn và việc phải ăn nhai nhiều. Ban có thể dễ dàng nhận biết khi ăn đồ ăn lạnh, nóng hoặc có vị chua ngọt thì bị ê buốt.
  • Càng lớn tuổi, tủy răng cung cấp dinh dưỡng để nuôi răng ngày một ít đi. Thêm vào đó là lớp men răng bị mòn, đặc biệt là ở cổ chân răng. Từ đó dẫn đến lão hóa răng ở người già.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa răng ở người già
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa răng ở người già
  • Tuổi cao, lợi và nướu cũng không còn săn chắc như trước nên không thể ôm sát chân răng khiến chân răng bị tụt ra và lung lay. Niêm mạc miệng bị co hẹp, co lợi nên tạo những khe hở giữa các răng, lâu dần sẽ dẫn đến lão hóa răng ở người già và thậm chí là rụng răng.
  • Ngoài ra, ở người cao tuổi, tuyến nước bọt hoạt động ít hơn, dễ bị khô miệng nên thức ăn và vi khuẩn không được rửa trôi. Lâu dần, răng sẽ bị lão hóa.

 

2. Ảnh hưởng của lão hóa răng ở người già đến sức khỏe

Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa răng sẽ càng tiến triển. Khi đó, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có môi trường tốt để xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Lão hóa răng ở người già và bệnh sâu răng:

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sâu răng là do chế độ chăm sóc răng miệng ở người lớn tuổi kém hơn rất nhiều so với người trẻ. Và ở người già thì bệnh sâu răng thường đi kèm với hiện tượng tụt nướu gây ảnh hưởng nặng tới vấn đề ăn uống của người bệnh. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cao hơn so với các lứa tuổi bình thường.

Lão hóa răng ở người già và bệnh Nha chu

Bệnh nha chu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người già. Chúng có thể gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém. Từ đó dẫn đến tình trạng kém ăn, thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết, hô hấp.

Nếu không có sự can thiệp bệnh nha chu sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

Lão hóa răng ở người già thường kèm theo bệnh nha chu, tụt lợi, tụt nướu,…
Lão hóa răng ở người già thường kèm theo bệnh nha chu, tụt lợi, tụt nướu,…

Lão hóa răng ở người già và bệnh khô miệng

Do người già, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch suy yếu, kèm theo rất nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc kéo dài gây nên triệu chứng khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và khó khăn khi ăn nhai, nuốt.

Khô miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh toàn thân, tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, xạ trị. Một số loại bệnh gây khô miệng khác là bệnh Sjogren, bệnh tự miễn, Alzheimer… và hàng trăm thứ thuốc gây khô miệng như thuốc trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống Parkinson…

Khô miệng làm miệng dễ bị trầy xướt
Khô miệng làm miệng dễ bị trầy xướt

Khô miệng làm miệng dễ bị trầy xướt, giảm khả năng chống nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ viêm nướu, nhiễm nấm, khó trong hoạt động ăn nuốt. Vì vậy, để giảm hiện tượng khô miệng cần xác định rõ nguyên nhân, tìm cách khắc phục.

Nếu là do tác dụng phụ của thuốc thì nên khắc phục bằng cách thay thuốc khác không có tác dụng phụ gây khô miệng. Ngoài ra có thể kích thích tuyến nước bọt bằng vị giác, thay đổi khẩu phần ăn phù hợp, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng bọt nhân tạo.

Lão hóa răng ở người già và bệnh thoái hóa niêm mạc miệng:

Khi tuổi càng cao thì biểu mô niêm mạc miệng càng bị teo dần, mất tính đàn hồi, khả năng miễn dịch giảm, do đó niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn.

Biểu hiện sự tổn thương niêm mạc miệng có thể thấy như: dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm khuẩn và ung thư, nguyên nhân sự tổn thương là do bệnh lý thay đổi toàn thân hoặc do thuốc tây. Theo một nghiên cứu cho thấy 90% ung thư miệng xảy ra ở người trên 50 tuổi.

Lão hóa răng ở người già có thể dẫn đến thoái hóa niêm mạc miệng
Lão hóa răng ở người già có thể dẫn đến thoái hóa niêm mạc miệng

Lão hóa răng ở người già và bệnh tối loạn vận động, suy yếu vị giác:

Ăn không ngon miệng ở người già nguyên nhân có thể xuất phát từ sự rối loạn vận động và suy yếu vị giác. Do không cảm nhận được vị thức ăn, vận động cơ miệng, tuyến nước bọt giảm nên người già thường chán ăn. Chán ăn khiến cơ thể thiếu chất, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.

Nhìn chung, người già bị lão hóa răng có đáng lo không thì các bạn không cần quá lo lắng, răng bị lão hóa sẽ không có ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe.

3. Biện pháp cải thiện lão hóa răng ở người già

Người cao tuổi phải được thăm khám răng miệng định kỳ để các bác sĩ nắm rõ tình hình và có biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. Tùy vào từng trường hợp răng miệng cụ thể mà có phương pháp khắc phục cải thiện phù hợp.

Đặc biệt, đối với trường hợp bị mất răng, cần thực hiện cấy ghép răng implant để ngăn chặn quá trình tiêu xương và giúp ăn nhai dễ dàng hơn.

Cấy ghép răng Implant là biện pháp khắc phục răng đã mất hiệu quả ở người già
Cấy ghép răng Implant là biện pháp khắc phục răng đã mất hiệu quả ở người già

Với cấy ghép răng implant, chỉ sau một liệu trình điều trị tận tâm, khách hàng sẽ có được hàm răng đều đặn, cải thiện chức năng ăn nhai như răng thật và là có thể duy trì vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.

Hơn nữa, răng Implant rất an toàn và không gây kích ứng nên được đánh giá là phù hợp và an toàn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi hiện nay.

4. Cách chăm sóc răng miệng để đề phòng lão hóa răng ở người già

  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày ít 2 lần. Khi chải răng phải chải đúng cách, nghiêng bàn chải theo hướng 45 độ và không được sử dụng lực chải quá mạnh tay.
  • Có một chế độ ăn uống tốt cho răng miệng với nhiều chất xơ và vitamin, hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa nhiều đường. Không được sử dụng quá nhiều nước ngọt có gas, ngưng hút thuốc lá.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để giúp làm sạch răng sau khi ăn.
  • Thực hiện thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa.

Bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Lão hóa răng ở người già có ảnh hưởng gì không? Và cách chăm sóc răng miệng đề phòng lão hóa cho người già! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về lão hóa răng ở người già, hãy để bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp cho bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *