Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sâu răng khi chưa có ý thức vệ sinh răng miệng hằng ngày và có khá nhiều bậc cha mẹ băn khoăn có nên trám răng sâu cho trẻ em hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hàn trám răng sâu cho bé.
Trám răng sâu cho trẻ em thực hiện khi nào?
Răng sâu là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ em hiện nay, mà nguyên nhân chính là do sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh kết hợp cùng các chất acid do vụn thức ăn bám lâu ngày gây ra. Những lỗ sâu này phát triển lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng không tốt đến tính đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai hằng ngày của trẻ.
Theo một nghiên cứu gần đây thì tỉ lệ trẻ em từ 4-12 tuổi bị sâu răng rất cao và các bậc cha mẹ thường có quan niệm răng sữa thì không quan trọng nhưng trên thực tế thì khi răng sữa bị tác động hoặc bệnh lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Ở lứa tuổi từ 6-12 tuổi, răng 6, 7 đã mọc và mặt nhai của răng có nhiều hố rãnh nên khó làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám phát triển và hình thành sâu răng. Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn sau này, do đó việc nhổ răng cũng nên được cân nhắc thực sự kỹ lưỡng.
Ở trẻ em chỉ nhổ răng trong trường hợp không thể bảo tồn. Đối với trường hợp răng sâu nặng nhưng vẫn có thể bảo tồn thì hàn trám răng sâu là điều cần thiết. Tại sao? Răng sữa tuy không phải là răng vĩnh viễn những vẫn đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai, đặc biệt hỗ trợ cho bé ăn dặm tốt hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát âm tốt hơn.
Việc mất răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này, khiến cho răng mọc không đều khít trên cung hàm mà khấp khểnh, thậm chí mọc ngược. Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng vĩnh viễn về sau, do mầm răng vĩnh viễn không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó.
Với trường hợp răng sữa bị sâu nặng dẫn đến viêm nhiễm tủy thì cần được điều trị nội nha lấy tủy trước khi tiến hành hàn trám. Đây là cách điều trị tận tâm khi tủy răng bị viêm nhiễm.
Tóm lại, thông thường tại các trung tâm nha khoa lớn thường áp dụng kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ cho trẻ em, trong một số trường hợp đặc biệt:
- Răng bị sâu nặng nhưng vẫn còn khả năng phục hồi
- Răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương
- Trẻ bị mất răng sữa quá sớm
- Răng thưa hở kẽ
- Răng bị viêm đau, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần
Trám răng sâu cho trẻ em bằng loại nào thì tốt?
Trám răng sâu là một trong những dịch vụ nha khoa trẻ em, được áp dụng phổ biến tại các trung tâm nha khoa hiện nay. Trong đó, trám răng phòng ngừa và trám răng bằng composite chính là 2 phương pháp được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn .
Trám răng phòng ngừa
Là kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ, bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo được làm từ Sealant để trám bít lên các hố rãnh sâu trên răng.
Dưới tác động của ánh sáng laser, vật liệu này sẽ bám chắc vào răng từ đó bảo vệ thân răng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tình trạng mòn men và ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về răng miệng: viêm nha chu, viêm nướu răng…đem lại cho trẻ hàm răng đều đẹp và tự nhiên .
Trám răng bằng composite
Phương pháp này được các bác sĩ tiến hành bằng cách sử dụng chất liệu tổng hợp được làm từ composite để trám bít lên bề mặt răng, nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây sâu răng, giúp răng phục hồi nhanh chóng, an toàn và bền lâu.
Ưu điểm của chất liệu này là có màu sắc giống hệt với răng thật, khả năng chịu được lực cao, không bị mài mòn, tuổi thọ lâu dài và ngăn ngừa được sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Quy trình trám răng sâu cho bé được thực hiện như thế nào?
Quy trình trám răng sâu cho bé cũng tương tự như đối với người lớn nhưng có thể thời gian trám sẽ lâu hơn một chút. Nếu được thực hiện bởi nha sỹ có chuyên môn và kỹ thuật tốt thì hoàn toàn không gây đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và hoàn thành trong vòng 20 phút nên khá nhẹ nhàng.
- Bước 1: Thăm khám tình trạng khuyết điểm răng cụ thể
- Bước 2: Thực hiện kỹ thuật gây tê cục bộ
- Bước 3: Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Bước 4: Hàn trám răng cho trẻ
Bảng giá hàn trám răng cho trẻ em
Dịch vụ hàn trám răng | Chi phí(VNĐ) |
---|---|
Cùi giả chân răng | 200.000/1chân, 400.000/2chân |
Có chữa tủy răng thì tính thêm chữa tủy | 300.000/1 chân, 500.000/2 chân |
Hàn trám đắp phủ mặt ngoài răng trước bằng Composite | 300.000 |
Hàn trám răng bằng Amalgam hay Cement | 150.000 |
Hàn Trám răng thẩm mỹ bằng composite | 250.000 |
Hàn trám răng trẻ em – chữa tủy | 150.000 |
Hàn trám răng trẻ em | 50.000 |
Mong bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc Có nên trám răng sâu cho trẻ em hay không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc trám răng sâu cho trẻ, hãy để lại bình luận dưới bài viết này!