Răng bị đen bên trong: Nguyên nhân, cách phòng tránh, khắc phục hiệu quả

4.8/5 - (6 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Răng bị đen bên trong là một trong những tình trạng bệnh lý răng miệng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là yếu tố dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân khiến răng bị đen bên trong là do đâu và làm sao để khắc phục hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Có thể bạn cũng đang bị tình trạng răng bị chấm đen, xem ngay bài viết Răng bị chấm đen xử lý như thế nào?

Những phương pháp khắc phục răng bị đen bên trong hiệu quả
Những phương pháp khắc phục răng bị đen bên trong hiệu quả

1. Nguyên nhân khiến răng bị đen bên trong

Cũng như các bệnh lý răng miệng thông thường khác, răng bị đen bên trong là do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là:

Răng bị đen bên trong là do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng hàng ngày là việc làm rất quan trọng đối với mỗi người, nó không chỉ giúp bảo vệ răng khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng hình thành. Tuy nhiên, nếu vệ sinh không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng thì khi đó các cặn thức ăn sẽ kẹt lại kẽ răng, làm cho vi khuẩn tích tụ và phát triển bệnh.

Lâu ngày, chúng tích tụ lại và bị vôi hóa thành cao răng, cao răng có màu nâu đỏ và đen sẽ khiến cho răng bị xỉn màu, đen bên trong.

Răng bị đen bên trong do răng miệng không đúng cách
Răng bị đen bên trong do răng miệng không đúng cách

Vôi răng nếu không được loại bỏ, lâu dần sẽ tích tụ nhiều và xâm lấn nướu răng gây viêm nướu hoặc nặng hơn là bệnh nha chu, mảng bám đen còn gây hôi miệng và rất mất thẩm mỹ nên mọi người đừng nên chủ quan.

Răng bị đen bên trong do mắc bệnh lý sâu răng

Bệnh sâu răng là một bệnh lý rất dễ mắc phải nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách. Khi sâu răng hình thành, nếu không được chữa trị kịp thời vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào bên trong ngà răng và tủy răng và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, làm xuất hiện những lỗ màu đen bên trong răng, khiến răng mất đi màu sắc trắng sáng.

Răng bị đen bên trong do bệnh lý sâu răng
Răng bị đen bên trong do bệnh lý sâu răng

Răng bị đen bên trong do thói quen ăn uống không tốt

Quá trình ăn uống hoặc sở thích dùng các loại thực phẩm tối màu có thể gây nhiễm màu cho răng như: trà, cà phê, nước ngọt có gas, chocolate, cà ri, bia rượu cũng có thể gây tình trạng răng bị đen bên trong.

Răng bị đen do hút thuốc lá

Những người hay hút thuốc lá hoặc thuốc lào trong thời gian dài dễ làm cho răng bị đen vì răng sẽ bị ám khói thuốc lá lên răng.

Men răng yếu, khiếm khuyết

Một số người có men răng yếu có thể khiến răng có hiện tượng thiểu sản men răng gây ra hiện tượng răng bị đen.

Răng bị đen bên trong do nhiễm màu bẩm sinh

Răng bị đen bên trong có thể trong giai đoạn phát triển đã có uống kháng sinh tetra gây nhiễm màu từ bên trong thân răng hoặc cũng có trường hợp răng tối màu bẩm sinh, do di truyền.

Dùng nước có quá nhiều flour hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho răng bị chấm đen hay lốm đốm.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Làm thế nào để hết bị chua miệng

2. Vì sao nên loại bỏ các vệt/đốm đen khi nó mới xuất hiện?

Khi răng mới bị ngả màu đen, hoặc mới có vệt đen mà không điều trị sớm có thể gây ra:

  • Gây viêm nha chu, viêm nướu: khi răng bị đen nhẹ do sâu/cao răng mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hỏng men răng, viêm nướu, gây ra viêm lợi và tạo thành bệnh nha chu.
  • Gây mất răng thật: các răng bị đốm đen do sâu răng, nếu không điều trị sớm có thể vỡ răng mảng to và dần dần mất răng, không thể khôi phục được. Từ đó làm khả năng nhai của hàm răng kém đi và mất thẩm mỹ cho hàm răng.
  • Gây hôi miệng: răng bị đen do sâu răng/cao răng đều gây hôi miệng, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Do vậy, khi răng mới có vệt đen nhỏ, hãy đến ngay các nha khoa để thăm khám và chữa trị.
  • Làm tụt nướu: Cao răng ngoài làm đen răng thì nó còn làm hỏng thân răng gây ra tụt nướu chân răng. 

3. Những phương pháp khắc phục răng bị đen bên trong hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến răng bị đen bên trong mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

Lấy cao răng khi răng bị đen bên trong

Lấy cao răng là phương pháp giải quyết tình trạng răng bị ố đen, xỉn màu, ngã vàng, mất màu… do mảng bám thực phẩm. Việc lấy cao răng là một kĩ thuật nha khoa rất đơn giản, sử dụng dụng cụ chuyên dụng nhằm loại bỏ những mảng bám đen trên bề mặt răng, ở cổ răng và bên trong răng.

Sau đó, bề mặt răng sẽ được đánh bóng, nhằm giúp cho răng trắng sáng và nhẵn mịn hơn, ngăn ngừa tình trạng cao răng tích tụ trở lại gây đen răng.

Răng bị đen bên trong sau khi được điều trị
Răng bị đen bên trong – trước và sau khi điều trị

Trám răng khi răng bị đen bên trong

Trám răng thẩm mỹ sẽ được áp dụng khi răng bị đen bên trong do sâu răng gây ra. Tùy vào mức độ sâu của răng mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp trám răng khác nhau:

  • Răng bị sâu nhẹ: tức là răng cửa bị đen ở bên trong, chỉ có lỗ sâu nhỏ. Trường hợp này thì chỉ cần lấy hết phần sâu của răng rồi trám lại. Việc trám răng ở những răng sâu nhỏ hoàn toàn không đau và điều trị với thời gian rất nhanh chóng.
  • Răng bị sâu đến tủy: tức là ngoài tình trạng răng cửa bị đen bên trong thì các lỗ sâu cũng khá lớn, đã gây tổn thương đến tủy răng. Trường hợp này cần phải chữa trị tủy răng trước khi trám.

Xem thêm các chia sẻ hữu ích trong chuyên mục: Kiến thức nha khoa

Tẩy trắng răng khi răng bị đen bên trong

Phương pháp này dùng để khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, đen chân răng, đen bên trong răng… Tẩy trắng răng là một kĩ thuật trong nha khoa, nhằm làm cho màu răng trắng sáng hơn bằng thuốc tẩy trắng hoặc bước sóng laser kết hợp với thuốc tẩy trắng.

Sau khi hoàn thành, màu sắc của hàm răng sẽ trắng ra khoảng từ 2 – 8 tông, khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị ố đen – ngã vàng – xỉn màu.

Bọc răng sứ thẩm mỹ khi răng bị đen bên trong

Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng bị đen bên trong hiệu quả. Với dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng, sau đó gắn mão răng sứ lên trên nhằm khắc phục tình trạng răng bị đen, trả lại hàm răng hoàn thiện từ hình dáng đến màu sắc của răng.

Đánh răng bằng chanh và muối

Mỗi tuần bạn nên đánh răng bằng muối và chanh sẽ làm sạch răng miệng, giảm tình trạng răng bị đen một cách tự nhiên mà không cần đến nha khoa.

4. Nhưng phương pháp để phòng tránh răng bị đen

Các cụ xưa đã có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với bệnh răng miệng cũng vậy, bạn nên phòng tránh răng bị đen sẽ tốt hơn rất nhiều việc chữa răng bị đen. Dưới đây là các cách phòng tránh răng bị đen hiệu quả:

  1. Chải răng 2 lần/ngày: mỗi ngày bạn cần chải răng tối thiểu 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
  2. Học cách chải răng đúng cách: dù đánh răng 2 lần mà bạn chưa loại bỏ hoàn toàn mảng bám thì vẫn gây sâu răng hoặc cao răng. Bạn cần tìm hiểu đánh răng đúng cách, đánh sạch các mặt của răng. Và kết hợp với dùng chỉ nha khoa để chải sạch kẽ răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng to và bề mặt răng.
  3. Không đánh răng quá mạnh: vì như vậy sẽ làm mòn men răng, tụt nướu và dễ làm cho vi khuẩn tấn công răng hơn gây ra sâu răng.
  4. Cải thiện chế độ ăn uống: tránh dùng đồ ăn, đồ uống có màu gây hoen ố răng. Và hạn chế dùng đồ ngọt gây ra sâu răng.
  5. Khám răng định kỳ: bạn nên đi khám răng miệng tổng thể kết hợp với lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hàm răng luôn khỏe mạnh, không bị đen răng.
  6. Không nên hút thuốc: thuốc lá còn thể làm hoen vàng răng, do vậy cần tránh hút thuốc lá, thuốc lào.
  7. Sử dụng các loại kem đánh răng chứa Fluoride: vì Fluoride là chất giúp củng cố men răng, làm men răng trở nên chắc khỏe hơn, hạn chế vi khuẩn sinh ra axit gây hại cho răng giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, Fluoride giúp tái tạo khoáng men răng, cải thiện men răng đã mòn hoặc suy yếu.
  8. Sử dụng bàn chải lông mềm: nếu dùng bàn chải lông chứng sẽ gây lại cho men răng, làm mòn men răng sau thời gian dài sử dụng.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả răng bị đen. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề răng bị đen, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp cho bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *