Cầu răng sứ và các vấn đề liên quan tới cầu răng sứ

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 03/07/2023

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng nổi tiếng trước đây và còn được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên đến nay vẫn còn không ít thắc mắc liên quan tới phương pháp phục hình răng đã mất khá hữu hiệu này.

Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết những ưu, nhược điểm, quy trình, chi phí cũng như địa chỉ làm cầu răng sứ uy tín để các bạn tham khảo và lựa chọn.

Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là gì?

Giới thiệu về phương pháp cầu răng sứ

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình cho một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách tạo cầu giữa 2 răng thật nằm bên cạnh răng đã mất. Phương pháp này thường đòi hỏi bác sĩ phải mài cùi răng của các răng thật để chụp được cầu răng sứ lên trên.

Cấu tạo của cầu răng sứ

Cấu tạo của cầu răng sứ gồm: 2 mão sứ được đặt lên các trụ răng thật sau khi đã được mài cùi, ở giữa là chiếc răng giả dùng để thay thế cho răng đã mất.

Cầu răng sứ được thiết kế từ nhiều chất liệu khác nhau như: sứ kim loại, sứ Titan,…Mỗi loại có độ bền và tính thẩm mỹ riêng.

Cầu răng sứ được áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, phương pháp này thường được sử dụng cho:

  • Người bị mất răng nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép thực hiện trồng răng bằng Implant.
  • Các trường hợp mất ít răng. Với trường hợp mất quá nhiều răng thì không nên sử dụng cầu răng.
  • Các răng bên cạnh răng đã mất vẫn còn khỏe mạnh và chắc chắn.
  • Cầu răng sứ được xem là phương pháp phục hình răng vô cùng tiết kiệm
    Cầu răng sứ được xem là phương pháp phục hình răng vô cùng tiết kiệm

Làm cầu răng sứ gồm mấy loại?

Hiện nay có 3 loại cầu răng chính. Dựa trên vị trí của răng cần phục hình và tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn kiểu cầu răng sứ phù hợp nhất.

1. Cầu răng thông thường

Đặc điểm của loại cầu răng này là đòi hỏi kĩ thuật mài răng chuẩn xác, khéo léo, cần mài nhỏ 2 răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ cầu. Đây là loại cầu cố định nên bạn không thể tự mình tháo ra hay lắp lại được cầu răng.

2. Cầu dán

Là giải pháp phục hình răng đã mất hoàn hảo cho những ai không muốn mài răng, giúp tiết kiệm thời gian.

Loại cầu răng sứ này thường được chỉ định khi vị trí răng đã mất thuộc vùng răng trước, các răng dùng làm trụ bên cạnh vẫn còn khỏe mạnh và không có những miếng trám lớn. Khi đó răng giả sẽ được dán liền với các răng nằm ở 2 bên răng đã mất thông qua các cánh dán.

Do được dán từ mặt trong của các răng nên bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề thẩm mỹ khi sử dụng. Thêm nữa, loại cầu dán này còn có ưu điểm khác là không phải mài nhiều mô răng của vùng răng thật.

3. Cầu ngắt lực

Loại cầu răng sứ này được áp dụng cho trường hợp răng bị lệch lạc, không cùng hướng. Cũng như cầu dán, cầu ngắt lực cũng hạn chế được tình trạng phải mài nhiều răng.

Phương pháp này cũng đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm. Khéo léo trong quá trình thực hiện.

Hình ảnh loại cầu răng sứ thông thường
Hình ảnh loại cầu răng sứ thông thường

Vì sao cầu răng sứ vẫn được ưu chuộng cho đến ngày nay

Dù được xem là phương pháp khá cổ điển nhưng đến nay cầu răng sứ vẫn được ứng dụng trong nhiều trường hợp phục hình lại răng đã mất. Vì sao lại như vậy?

Những ưu, nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ được nêu sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ

  • Đảm bảo chức năng ăn nhai giống như răng thật tới 80%.
  • Tính thẩm mỹ cao. Có màu tự nhiên phù hợp với màu sắc chung của toàn hàm, viền chân răng không bị đen.
  • Chi phí làm cầu răng sứ thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp phục hình răng khác, phù hợp với điều kiện tài chính của đa số bệnh nhân.
  • Độ bền cao, có thể tồn tại trong hàng chục năm nếu được vệ sinh thường xuyên và chăm sóc đúng cách.
  • Thời gian làm cầu răng sứ diễn ra nhanh chóng, thường được hoàn tất sau 2 lần hẹn.

Một số hạn chế của phương pháp cầu răng sứ

  • Phải tác động đến các răng thật bên cạnh. Nếu bác sĩ không có tay nghề và kỹ thuật chuẩn sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe răng miệng của người bệnh về sau.
  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do răng bị mất gây ra.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp khi cầu răng bị hở sẽ làm thức ăn bị giắt vào, không những gây bất tiện mà về lâu dài còn gây ra các bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân.

Quy trình làm cầu răng sứ theo chuẩn quốc tế

Bước 1: Khám và tư vấn xem có nên sử dụng phương pháp cầu răng sứ không

Đầu tiên bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng răng, lợi. Dựa trên kết quả thu được bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá và tư vấn cho bệnh nhân có nên sử dụng phương pháp cầu răng sứ hay không.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bệnh nhân sẽ được các nha sĩ chăm sóc và vệ sinh vùng miệng kỹ lưỡng nhằm tạo môi trường vô khuẩn tuyệt đối trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Bước 3: Gây tê và mài cùi răng

Bệnh nhân được gây tê tại chỗ để không có cảm giác đau nhức trong quá trình mài cùi răng.

Các bác sĩ sẽ tính toán sao cho phù hợp nhất để việc mài cùi răng vừa không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các răng thật vừa đảm bảo các trụ đủ chắc để giữ được cầu răng sứ bên trên.

Bước 4: Lấy dấu răng

Ở bước này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn lấy dấu răng bằng dụng cụ chuyên dụng của phòng Labo nhằm xác định chuẩn xác kích cỡ và màu sắc phù hợp của cầu răng sứ.

Bước 5: Thiết kế cầu răng sứ

Dựa trên các thông số ghi được bên trên, phòng Labo sẽ thiết kế và sản xuất cầu răng phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bước 6: Phục hình và cố định cầu răng sứ

Bác sĩ tiến hành gắn cầu răng lên các cùi răng đã mài trước đó. Sau đó sẽ căn chỉnh lại để khớp hàm và việc ăn nhai của bệnh nhân được diễn ra bình thường.

Kết thúc quy trình bệnh nhân sẽ được bác sĩ dặn dò và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lần nữa.

Một số thắc mắc thường gặp về phương pháp cầu răng sứ

Một ca làm cầu răng sứ mất bao lâu?

Theo các chuyên gia nha khoa, cầu răng là một trong những phương pháp phục hình răng đã mất tiết kiệm và nhanh chóng nhất. Thông thường các khách hàng chỉ mất tối đa là 3 buổi hẹn (mỗi buổi kéo dài từ 1 – 2 tiếng đồng hồ) để hoàn tất phục hình bằng cầu răng sứ. Cụ thể:

Trong ngày đầu tiên khách hàng sẽ được các bác sĩ khám và kiểm tra xem liệu có làm cầu răng sứ được không. Sau đó bác sĩ mới mài cùi răng và lấy dấu hàm để thiết kế loại cầu răng phù hợp nhất cho khách hàng.

Sang ngày hẹn thứ 2 bác sĩ sẽ tiến hành lắp tạm răng sứ để khách hàng ăn nhai thử trong một thời gian ngắn xem có ổn không. Tiếp đến vào ngày hẹn thứ 3 bác sĩ sẽ cố định cầu răng sứ và hoàn tất quá trình phục hình.

Thêm nữa, việc làm cầu răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

  • Thời gian thiết kế cầu răng sứ từ phòng Labo.
  • Trình độ và tay nghề của bác sĩ. Với các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm thì việc hoàn tất quy trình làm cầu răng ngay trong buổi hẹn thứ 2 là điều không quá khó.
  • Ngoài ra, thời gian làm cầu răng sứ còn phụ thuộc vào  tình trạng răng miệng của khách hàng. Nếu không may mắc phải các vấn đề liên quan tới nha chu, viêm tủy hay sâu răng thì trước khi tiến hành lắp cầu răng khách hàng sẽ phải mất thêm một chút thời gian để điều trị dứt điểm các vấn đề trên trước.

Nên làm cầu răng sứ hay cấy ghép implant cho răng đã mất?

Đây là thắc mắc thường gặp của không ít khách hàng. Theo các chuyên gia nha khoa, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng mất răng của mỗi khách hàng cũng như điều kiện kinh tế tương ứng của khách hàng.

Phương pháp cầu răng

Đảm bảo hiệu quả ăn nhai không “thua kém” gì so với răng thật, hiệu quả thẩm mỹ cũng khá tốt.

Tuy nhiên, khi áp dụng cầu răng sứ đòi hỏi phải mài răng thật nằm kế cạnh răng đã mất để làm trụ cầu. Do đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, gây nguy cơ tổn thương tủy nếu nha sĩ thực hiện không đúng kĩ thuật.

Ngoài ra, tuổi thọ của cầu răng phụ thuộc vào sức khỏe của 2 răng bên cạnh. Vì vậy, sau một thời gian có thể dẫn đến tình trạng trụ cầu yếu bị lung lay, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và chất lượng cuộc sống của bạn.

Cấy ghép implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp cấy ghép Implant

Được đánh giá là thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nha khoa, cấy ghép Implant là phương pháp phục hình cho răng đã mất hiện đại nhất ngày nay.

So với phương pháp làm cầu răng sứ thì cấy ghép Implant hạn chế tối đa được tình trạng tiêu xương, không phải mài hay tác động gì tới răng thật kế cận.

Phương pháp cấy ghép Implant chỉ có một hạn chế duy nhất là chi phí khá cao so với các phương pháp phục hình răng khác. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài việc sở hữu một chiếc răng Implant có đầy đủ các chức năng giống như răng thật và có tính thẩm mỹ cao thì chi phí bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng và hợp lý.

Lời khuyên của nha sĩ sau khi thực hiện cầu răng sứ

  • Đừng quên chải răng bằng bàn chải mềm sau khi ăn, trước khi đi ngủ; đặc biệt ở vị trí cầu răng tiếp xúc trụ răng. Nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng hoặc bệnh nha chu.
Bàn chải lông mềm được các nha sĩ khuyên dùng
Bàn chải lông mềm được các nha sĩ khuyên dùng
  • Dùng bàn chải chuyên biệt làm sạch cả vùng trên lẫn dưới cầu răng ít nhất 2 lần một ngày.
  • Có thể sử dụng tăm nước với dung dịch với kháng khuẩn để giữ khu vực cầu răng luôn được sạch.
  • Hình thành thói quen súc miệng với nước muối có Fluor ít nhất 1 phút trước khi đi ngủ.
  • Đừng quên kiểm tra định kì 6 tháng một lần để nếu có bất kỳ vấn đề gì bất thường đều sẽ được nha sĩ can thiệp và xử lý kịp thời.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *