Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Chào bác sĩ!
Tôi đang có nhu cầu bọc răng sứ nguyên hàm, nhưng vì điều kiện kinh tế có phần hạn hẹp nên nhiều người khuyên tôi nên bọc răng sứ kim loại để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên theo tôi tìm hiểu thì răng sứ kim loại có một số hạn chế về tính thẩm mỹ và độ bền. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho tôi có nên bọc răng sứ kim loại hay không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Minh Anh, Quảng Ninh)
Trả lời:
Chào bạn Minh Anh!
Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc có nên bọc răng sứ kim loại hay không của bạn.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng răng sứ phổ biến, đó là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Đúng như tên gọi, răng sứ kim loại có phần khung sườn bên trong được làm từ hợp kim Niken – Crom, Crom – Coban, Titan,… Bên ngoài được làm từ vật liệu sứ giúp răng sứ kim loại có thể duy trì hình dáng và màu sắc thẩm mỹ như răng thật.
Vậy răng sứ kim loại bao gồm những loại nào?
Răng sứ kim loại được chia thành 3 loại chính, đó là răng sứ kim loại thường, răng sứ titan và răng sứ kim loại quý:
Răng sứ kim loại thường
Răng sứ kim loại thường được cấu tạo bởi lớp sườn bên ngoài làm từ vật liệu sứ, bên trong là khung kim loại chế tác từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Hợp kim Coban – Crom ít gây dị ứng với một số người. Còn Niken – Crom có ưu điểm là chi phí tiết kiệm nhưng Niken có thể gây dị ứng với một số trường hợp.
Răng sứ Titan(răng sứ với lõi là kim loại)
Răng sứ Titan thực chất là răng sứ kim loại với phần khung sườn được chế tạo từ hợp kim Niken – Crom -Titan(chứa khoảng 6% chất Titanium); phần bên ngoài được phủ lớp men sứ Ceramco 3.
Răng sứ kim loại quý
Ngoài răng sứ kim loại thường và răng sứ Titan, khi lựa chọn phục hình răng sứ kim loại, bạn còn có thể lựa chọn răng sứ kim loại quý. Loại răng sứ này có lớp sườn bên trong được làm từ một số kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, plantin,… và phần vỏ được phủ bằng những lớp sứ mỏng chồng lên nhau tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.
Bọc răng sứ kim loại hết bao nhiêu tiền?
Răng sứ kim loại được xếp vào nhóm răng sứ giá rẻ hiện nay trên thị trường. Trong khi giá răng sứ kim loại thường và răng sứ Titan dao động ở mức từ 800.000đ/răng – 3.000.000đ/răng thì răng sứ kim loại quý lại có giá thành tương đối cao. Thông thường, giá của một chiếc răng sứ kim loại quý không cố định vì còn phụ thuộc vào giá thành của các kim loại quý trên thị trường tại thời điểm đó ra sao.
Ngoài ra để xác định cụ thể bọc răng sứ kim loại hết bao nhiêu tiền, chúng ta còn phải căn cứ vào một số yếu tố như số lượng răng cần phục hình nhiều hay ít, răng hiện tại còn tủy hay đã lấy tủy, mô răng còn nhiều hay ít, răng có bệnh lý nào cần được điều trị trước khi bọc răng sứ hay không.
Bên cạnh đó, giá răng sứ kim loại tại từng nha khoa cũng chênh lệch từ vài trăm cho đến cả triệu đồng nên để biết được chi phí bọc răng sứ kim loại, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Có nên bọc răng sứ kim loại hay không?
Đúng như băn khoăn của bạn Minh Anh, bọc răng sứ kim loại giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên có giá thấp nhưng răng sứ kim loại vẫn đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về độ bền, tính thẩm mỹ, giúp khôi phục chức năng ăn nhai cho bạn.
Vì vậy, răng sứ kim loại vẫn được xem là lựa chọn phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những ai hạn chế về điều kiện kinh tế, yêu cầu về mặt thẩm mỹ không quá khắt khe.
Tuy nhiên khi quyết định lựa chọn răng sứ kim loại, bạn Minh Anh cũng cần xác định rằng dòng răng sứ này có những hạn chế nhất định và tính thẩm mỹ, độ bền cũng không thể sánh với răng toàn sứ.
Để giúp bạn hiểu hơn về răng sứ kim loại, chúng tôi xin phân tích cụ thể ưu điểm, hạn chế của 3 loại răng sứ kim loại phổ biến hiện nay:
Loại răng sứ | Ưu điểm | Hạn chế |
Răng sứ kim loại thường | – Chi phí thấp nhất hiện nay nên phù hợp với nhiều đối tượng cần bọc răng sứ. – Độ cứng khoảng 400 Mpa, đảm bảo khả năng chịu lực tốt, giúp ăn nhai bình thường sau khi phục hình. |
– Màu đục, thiếu tự nhiên so với răng thật. Xuất hiện bóng mờ màu đen bên trong khi có ánh sáng chiếu qua – Lớp sườn kim loại sau 1 thời gian sử dụng dễ bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng, gây đen viền lợi nướu và mất tính thẩm mỹ. – Một số ít trường hợp có thể bị dị ứng kim loại – Tuổi thọ thấp hơn so với các dòng răng sứ khác. – Do kim loại dễ dẫn nhiệt, dẫn điện, ít nhiều tác động đến tủy răng, gây ê buốt hoặc đau nhức. |
Răng sứ Titan | – Nhẹ và cứng chắc, độ cứng 420 Mpa gấp hơn hai lần răng thật. – Bề mặt bóng láng, chịu lực như vặn xoắn, nén, giằng xé rất tốt. – Tính tương hợp sinh học cao do Titan là chất liệu rất an toàn cho cơ thể con người, hoàn toàn không gây ra bất kỳ phản ứng nào đối với cơ thể, vì thế nó được sử dụng nhiều trong ngành y. – Tính dẫn nhiệt thấp, trung lập về thể chất, ít gây ê buốt khi ăn thực phẩm nóng hay lạnh. |
Cũng gây kích ứng và gây đen viền nướu nhưng so với sứ kim loại thì Titan biểu hiện ở mức độ nhẹ hơn. Màu sắc răng hơi đục, không đạt được vẻ trắng – trong tự nhiên và hoàn hảo như các loại răng toàn sứ khác |
Răng sứ kim loại quý | – Màu sắc của loại răng sứ kim loại quý tự nhiên hơn hẳn răng sứ kim loại thường cũng như hạn chế sự đổi màu của răng. – Độ bền cao, khôi phục khả năng ăn nhai tốt, bảo vệ răng khỏi các tác động từ bên ngoài, hơn nữa đường viền của răng sứ kim loại quý sẽ không bị sứt, mẻ. – Tương thích tốt với nướu, có thế kết hợp tốt với tổ chức xương và không bị oxy hóa trong môi trường miệng. – Vàng có tính sát khuẩn nên răng sứ quý kim có tác dụng chống viêm nhiễm. |
Chi phí cao hơn so với răng sứ Titan và kim loại thường do sử dụng những kim loại quý hiếm và yêu cầu kỹ thuật thực hiện cao cấp. |
Về việc có nên bọc răng sứ kim loại hay không, bạn Minh Anh có thể căn cứ vào điều kiện tài chính và mong muốn hiện tại của bản thân hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được dòng răng sứ phù hợp nhất.
Gợi ý dòng răng sứ nên chọn để bọc răng sứ nguyên hàm đẹp và lâu dài
Như một quy luật tất yếu, răng sứ càng cao cấp thì tính thẩm mỹ càng tự nhiên, độ bền và tuổi thọ càng cao. Răng sứ kim loại có giá rẻ, tuổi thọ trung bình thường ở mức 5 – 8 năm.
Mặc dù răng sứ kim loại có thể duy trì ổn định trong thời gian dài hơn nếu quy trình bọc răng sứ được thực hiện đúng kỹ thuật kết hợp với việc chăm sóc tốt sau phục hình, tuy nhiên so với tuổi thọ trung bình của răng toàn sứ thì răng sứ kim loại có phần kém hơn.
Theo chia sẻ của bạn Minh Anh, hiện nay bạn có nhu cầu bọc răng sứ nguyên hàm một cách thật tiết kiệm. Trong trường hợp này, bọc răng sứ kim loại là lựa chọn khá phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo có được kết quả tốt và lâu dài, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số loại răng toàn sứ trung cấp với mức giá không quá chênh lệch so với răng sứ kim loại.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của răng toàn sứ đó là khả năng khắc phục hoàn hảo những nhược điểm tồn tại ở răng sứ kim loại như màu đục kém tự nhiên, gây đen viền nướu, dị ứng kim loại, kích ứng mô nướu gây hôi miệng, viêm lợi,…
Phục hình răng toàn sứ với có độ bền cao gấp nhiều lần răng thật, khả năng chịu lực tốt, tính thẩm mỹ vượt trội đang trở thành xu hướng thịnh hành được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Để tiết kiệm chi phí cho việc phục hình răng toàn sứ, bạn Minh Anh có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi tại phòng khám nha khoa để được làm răng sứ với mức giá phù hợp và tiết kiệm.
So sánh giá răng sứ kim loại với các răng sứ khác
Dưới đây là bảng giá răng sứ kim loại và các loại răng sứ khác đang được áp dụng tại nha khoa hiện nay:
Loại răng sứ | Giá |
---|---|
Răng sứ kim loại thường(Cr – Co) | 800.000đ |
Răng sứ Titan | 1.100.000đ |
Răng sứ Katana | 1.300.000đ |
Răng sứ Venus | 2.400.000đ |
Răng sứ Ceramill | 3.200.000đ |
Răng sứ Emax | 3.500.000đ |
Răng sứ HT Smile | 4.400.000đ |
Răng sứ UT Smile | 6.200.000đ |
Veneer sứ Ceramill | 3.000.000đ |
Veneer sứ Emax | 3.600.000đ |
Veneer sứ HT Smile | 4.200.000đ |
Răng sứ Orodent | 10.000.000đ |
Răng sứ kim loại có bền không? Thời gian bảo hành của răng sứ kim loại là bao lâu?
Hiện nay, răng sứ kim loại được bảo hành 5 năm tại nha khoa của chúng tôi. So với các loại răng sứ khác thì răng sứ kim loại có độ bền thấp nhất.
Các loại răng sứ khác thường được bảo hành từ 10 – 20 năm. Ví dụ như răng sứ Nacera, răng sứ HT Smile được bảo hành lên tới 20 năm.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn Minh Anh giải tỏa băn khoăn và đưa ra quyết định có nên bọc răng sứ kim loại hay không.