Những điều bạn cần biết về nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc ngang

4.5/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Chắc hẳn bạn đã từng nghe những câu nói kiểu như: “Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc ngang đau lắm, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh rất nguy hiểm, không cẩn thận là tử vong như chơi. Tốt nhất đừng nên nhổ, nếu đau thì uống thuốc hoặc chườm đá thôi!” Nhưng sự thật có phải như vậy không? Chúng tôi sẽ tóm tắt lại những điều bạn cần biết về nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc ngang để bạn hiểu rõ hơn và không còn hoang mang với những thông tin sai lệch nhé!

Có thể bạn thắc mắc: nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau?

1. Răng khôn mọc ngang, mọc ngầm là gì?

Răng khôn mọc ngang, mọc ngầm khi chiếc răng số 8 của bạn xuất hiện tương đối muộn trên cung hàm. Khi đó, xương hàm đã cứng và những chiếc răng khác đã hình thành nên răng khôn sẽ không còn đủ chỗ để mọc, phải tự tìm cho mình một con đường khác để mọc.

Do đó, có hiện tượng mọc chèn ép vào răng số 7 bên cạnh hoặc không thể trồi lên trên nướu phải đâm ngang vào chân răng số 7.

2. Cách nhận biết răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Cách 1: Có thể nhận biết bằng dấu hiệu bên ngoài

  • Xuất hiện các cơn đau tự nhiên, khá dữ dội vùng góc hàm.
  • Có thể có sốt nhẹ bởi lúc này nhiệt độ cơ thể tăng lên, cộng thêm cảm giác đau nhức càng khiến cơ thể nóng hơn giống như bị sốt. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì cơn sốt cũng sẽ qua nhanh khi răng khôn mọc trồi lên.
  • Người bệnh khó há miệng nhẹ, ăn nhai đau,…
  • Vùng sau răng số 7 lợi nề đỏ có thể lan ra trụ trước amidan và ngách tiền đình, có thể có viêm loét ở niêm mạc vùng lân cận.
  • Lợi ấn vào đau, chảy mủ.
  • Có thể thấy một hoặc hai núm răng lộ ra khỏi lợi, bờ lợi có thể loét nhẹ.
  • Có hạch dưới hàm.

Cách 2: Chụp phim X quang: phim sau huyệt ổ răng, Panorama, hàm dưới chếch, Conebeam CT,…

Có thể phát hiện răng khôn mọc ngầm, mọc ngang bằng phim X-quang
Có thể phát hiện răng khôn mọc ngầm, mọc ngang bằng phim X-quang

Thông qua các biện pháp này có thể xác định được:

  • Hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng, vị trí và chiều dài của răng.
  • Hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
  • Sự tương quan giữa răng hàm dưới với dây thần kinh, sự tương quan giữa răng hàm trên với xoang hàm giúp nhổ răng không gây biến chứng.
  • Các bệnh viêm nha chu, răng bị nhiễm trùng, đã lấy tủy hay chưa,…

 

3.  Răng khôn mọc ngang, mọc ngầm có ảnh hưởng gì không?

Răng khôn mọc ngang, mọc ngầm để lâu rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Gây ra tổn thương cho răng khác: răng khôn mọc lệch có thể chèn ép răng số 7 bên cạnh, gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp do chậm trễ nhổ răng khôn khiến răng số 7 buộc phải nhổ bỏ vì bị tổn thương.
  • Gây viêm lợi: Răng khôn khi mọc lệch tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn bám vào, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn hình thành, phát triển và gây ra các vấn đề răng miệng như viêm lợi, hôi miệng,….
  • Gây sâu răng:  Răng khôn mọc lệch tạo ra những khoảng hở sẽ làm dắt thức ăn, khó khăn trong việc vệ sinh, gây viêm nhiễm và làm gia tăng nguy cơ sâu răng.
  • Tiêu xương hàm: Răng khôn mọc ngầm trong xương hàm đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây chấn thương răng, nhiễm khuẩn bên trong răng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, xương hàm sẽ bị tổn thương và tiêu dần, gây rụng răng, tăng nguy cơ gãy xương hàm, ảnh hưởng đến khớp cắn.
  • Nhiễm trùng: Một số trường hợp mọc răng khôn nếu không được nhổ bỏ kịp thời có thể gây nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… rất nguy hiểm.

4. Có nên nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không?

Bạn nên đến các chuyên khoa răng hàm mặt để khám và họ sẽ tư vấn cho bạn có nên nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay không.

Khi xuất hiện các hiện tượng đau nhức khu vực mọc răng số 8 thì cần đi kiểm tra ngay bởi rất có thể chiếc răng khôn của bạn đã bị mọc lệch, mọc ngầm. Các bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang xác định vị trí răng khôn mọc và các dây thần kinh xung quanh để lên kế hoạch nhổ răng khôn phù hợp.

5. Trường hợp nào không nên nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm?

  • Bệnh nhân mắc các bệnh hen, bệnh tim mạch, bệnh về máu: Nếu bệnh nhân mắc các bệnh này cần có sự kết hợp của các bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm răng, nướu: Khi răng hay nướu bị viêm sẽ rất dễ dẫn tới viêm nhiễm ngày càng nặng nề. Do vậy, tốt hơn hết là bệnh nhân nên điều trị các bệnh răng miệng trước khi nhổ răng khôn.
  • Phụ nữ mang thai: Đây là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật hay điều trị răng miệng. Việc nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của mẹ dẫn đến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.
  • Bệnh nhân vừa ốm dậy: Sức đề kháng của cơ thể trong lúc này không tốt, khả năng đông máu kém khiến việc cầm máu mất nhiều thời gian.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: Trong thời kỳ kinh nguyệt hormone của phụ nữ tăng cao thường gây nên tình trạng mùi hôi miệng và các bệnh nha chu. Do đó, việc nhổ răng dễ gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, việc nhổ răng khôn mất máu lại càng không tốt trong giai đoạn này.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *