Các phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Ghép xương trong cấy ghép implant là một kỹ thuật nha khoa quan trọng mà bất cứ ai có ý định trồng răng implant để phục hồi răng đã mất cũng cần phải hiểu rõ. Bởi có một số bệnh nhân do mất răng lâu ngày làm xương hàm bị tiêu đi hoặc do bẩm sinh xương hàm không đủ điều kiện nên không thể cắm trụ implant vào.

Lúc này, để phục hình răng các bác sĩ cần phải ghép xương cho bệnh nhân. Vậy các phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant là gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.

1. Tại sao phải ghép xương trong cấy ghép implant?

Xương hàm đóng một vai trò trọng trong cấy ghép implant bởi nó là cơ sở để răng có thể thực hiện tốt khả năng ăn nhai cũng như giữ cho khuôn mặt không bị biến dạng, trẻ trung hơn.

Cụ thể, là nếu mật độ xương không đủ thì không thể giữ cho trụ implant vững chắc và khi đó chiếc răng nhân tạo sẽ không thực hiện được các chức năng tự nhiên như răng thật.

Tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày
Tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày

Theo các bác sĩ nha khoa, có một số nguyên nhân khiến xương hàm bị tiêu và phải thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant đó là:

Do người bệnh để tình trạng mất răng kéo dài:

Chân răng nằm sâu trong xương, kích thích mô xương phát triển thông qua các hoạt động như cắn, nhai. Khi răng vĩnh viễn bị mất đi mà không được phục hồi lại, sự kích thích mô xương tại vị trí mất răng không còn nữa và sự tiêu xương bắt đầu.

Tiêu xương là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi một lượng lớn hủy cốt bào. Tỷ lệ xương bị tiêu tùy thuộc vào từng người nhưng một số lượng lớn xương bị tiêu trong 18 tháng đầu tiên sau khi mất răng và tiếp tục ở các mức độ khác nhau nếu răng vẫn không được phục hồi.

Do người bệnh bị viêm nha chu:

Bệnh viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nhiễm trùng ảnh hưởng đến mô và xương nâng đỡ răng. Khi bệnh viêm nướu răng không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Khi đó, mô và xương nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy dẫn đến răng lung lay, có thể phải nhổ bỏ.

Viêm nha chu có thể dẫn đến tiêu xương
Viêm nha chu có thể dẫn đến tiêu xương

Do người bệnh làm cầu răng giả:

Đối với cầu răng sứ, những răng trụ vần kích thích xương bên dưới nhưng xương phía bên dưới cầu răng sẽ không nhận được kích thích một cách trực tiếp. Hàm giả không có răng trụ sẽ không có lực kích thích ngăn ngừa tiêu xương. Khi xương tiêu đi, hàm giả trở nên lỏng lẻo, sau 1 vài năm, xương và nướu bị teo lại.

Do người bệnh bị chấn thương từ bên ngoài:

Người bệnh bị tai nạn dẫn đến gãy răng sẽ khiến khiếm khuyết xương theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, tương tự như khi mất răng nhưng trầm trọng hơn.

 

2. Các phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant

Ghép xương trong cấy ghép implant là cách tạo ra một giàn hỗ trợ xung quanh khu vực xương hàm không đủ điều kiện. Khi đó, các tế bào của cơ thể sẽ bắt đầu xâm nhập và tái tạo lại. Sau một thời gian, những tế bào này sẽ tự cấu trúc và hợp vật liệu ghép xương với xương tự nhiên thành một tổ hợp cứng chắc hơn. Các bác sĩ sẽ áp dụng một trong các phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant sau:

Ghép xương tự thân

Với phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant này, xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân (xương ở hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ) ghép vào nơi thiếu xương.

Kiểu ghép xương này là phương pháp ít tốn kém, thường là có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần vốn có trong cơ thể bệnh nhân.

Quy trình thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant
Quy trình thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant

Ghép xương đồng loại

Phương pháp ghép xương đồng loại cũng giống với phương pháp tự thân nhưng chỉ khác nhau là lấy xương từ cơ thể của người khác và được xử lý an toàn tuyệt đối cho việc ghép xương. Tuy nhiên so với chi phí ghép xương tự thân thì ghép xương đồng loại có chi phí cao hơn.

Ghép xương dị loại

Ghép xương dị loại có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên trước khi ghép xương thì xương động vật sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về tất cả mọi mặt và phương pháp này có chi phí thấp hơn so với 2 phương pháp trên.

Ghép xương nhân tạo

Khác hẳn với 3 phương pháp trên, đây là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cắm implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.

Ghép xương nhân tạo cũng rất an toàn và hiệu quả
Ghép xương nhân tạo cũng rất an toàn và hiệu quả

3. Thời gian phục hồi khi ghép xương trong cấy ghép implant

Quá trình hồi phục sau khi ghép xương có thể kéo dài từ 7 – 9 tháng tùy vào cơ địa mỗi người. Để giúp xương hồi phục hoàn toàn và đủ chắc chắn để cắm ghép Implant, trong suốt thời gian này, bạn cần thường xuyên đến nha khoa tái khám để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi chi tiết tiến trình của bạn.

Đối với cấy ghép xương nhân tạo, xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triền, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan.

Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên implant

Ghép xương trong cấy ghép implant cần ít 6 tháng để phục hồi
Ghép xương trong cấy ghép implant cần ít 6 tháng để phục hồi

Nếu ghép xương tự thân, thời gian cũng tương tự như ghép xương nhân tạo. Trong trường hợp thiếu xương ít có thể cấy ghép implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình.

Song song đó, khi vừa ghép xương bạn nên ăn uống thực phẩm loãng trong khoảng 1 tuần đầu tiên, sau đó hạn chế gặm xương và những thực phẩm cứng hay dai khác. Không dùng ống hút khi uống nước. Khi nhai tuyệt đối không được nhai đến khu vực ghép xương hay gây tác động mạnh vào vị trí đó. Đặc biệt không được dùng lưỡi hay bất cứ vật dụng gì để chạm vào.

Trên đây là bài viết về các phương pháp ghép xương trong cấy ghép implant, nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác hãy để lại bình luận dưới bài viết này để nhận được tư vấn sớm nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *