Áp xe răng uống thuốc gì?

4.7/5 - (3 votes)

Cập nhật lần cuối: 17/01/2023

Áp xe răng là một triệu chứng tương đối nguy hiểm cho con người nếu không được điều trị sớm. Vậy áp xe răng là gì và bị áp xe răng nên uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị áp xe răng

Áp xe răng là hiện tượng răng bị sâu, nhiễm trùng, chấn thương hoặc vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công vào tủy răng, nhiễm trùng gây áp xe răng.

Khi bị áp xe răng, bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Tại vị trí bị áp xe răng sẽ xuất hiện mủ trắng
  • Đau nhức răng, nhai thức ăn hoặc cắn mạnh thấy đau, thậm chí là ngậm miệng cũng bị cơn đau nhức hành hạ.
  • Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Có vị đắng trong miệng
  • Miệng thở ra có mùi hôi
  • Có thể bị sốt, nóng trong người
  • Sưng hạch ở cổ
  • Cơ thể luôn mệt mỏi
  • Sưng cả hàm trên hoặc hàm dưới
Áp xe răng có thể sưng đau cả hàm
Áp xe răng có thể sưng đau cả hàm

Áp xe răng như thế nào luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo một số thuốc chữa áp xe răng được các nha sĩ khuyên dùng dưới đây.

2. Áp xe răng uống thuốc gì?

Áp xe răng nếu không được điều trị sớm tế có thể bạn sẽ gặp nguy cơ gãy răng, nhiễm trùng lây sang răng liền kề, thậm chí là xương mặt hoặc vùng xoang.

LƯU Ý: NÊN THAM KHẢO Ý KIẾN BÁC SĨ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THUỐC

Áp xe răng uống thuốc gì còn tùy thuộc vào từng cơ địa và mức độ sưng tấy, viêm nhiễm của mỗi người bệnh. Theo đó, bác sĩ chỉ định đơn thuốc như sau: thuốc giảm sưng erythromycin 250 mg trong vòng 3 ngày (4 viên/ngày chia làm 2 lần sau khi ăn).

Nếu trường hợp bị nhiễm trùng quá nặng, bệnh nhân có thể tăng thời gian sử dụng thuốc lên 5 ngày. Trong trường áp xe răng gây đau nhức cho bệnh nhân, có thể sử dụng thuốc thuốc giảm đau paracetamol 500 mg với liều lượng vừa đủ, kết hợp súc miệng nước muối để sát khuẩn và hạn chế cơn đau.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc erythromycin có tác dụng giảm sưng nhanh chóng
Thuốc erythromycin có tác dụng giảm sưng nhanh chóng

Tốt hơn hết là bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị áp xe răng kịp thời. Ngoài việc kết hợp uống thuốc, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ điều trị tận gốc ổ gây áp xe răng tùy vào trường hợp cụ thể

  • Điều trị răng: Trong trường hợp áp xe răng thể nhẹ, bệnh nhân sẽ được làm sạch răng miệng, loại bỏ toàn bộ mô tủy răng gây viêm nhiễm và ổ áp xe bên trong. Sau đó, những ống tủy này sẽ được trám bít lại và bảo vệ bởi phương pháp bọc răng sứ.
  • Nhổ răng: Nếu áp xe răng quá nặng, không thể giữ được răng gốc, bệnh nhân được chỉ định nhổ răng và nạo bỏ ổ mủ gây viêm để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Sau khi vết thương lành, các bác sĩ có thể tiến hành cấy ghép Implant giúp đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.

Thông thường, tại trung tâm nha khoa, việc điều trị áp xe răng diễn ra thông qua quá trình làm sạch vùng khoang miệng, loại bỏ sạch các thức ăn – mảng bám trên thân răng và chân nướu. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bệnh tại nhà cùng chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hợp lý cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân bị áp xe răng khôn, bệnh nhân có thể tham khảo bài viết Áp xe răng khôn do đâu và cách điều trị  của chúng tôi để tìm hướng giải quyết tốt nhất.

3. Cách phòng chống áp xe răng khôn ai cũng nên biết

Tránh sâu răng là điều cần thiết để ngăn chặn áp xe răng. Chìa khóa để tránh sâu răng là chăm sóc tốt răng. Điều này bao gồm:

  • Sử dụng nước uống có chất fluoride.
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride.
  • Xỉa răng hoặc làm sạch kẽ răng sau khi ăn bằng tăm chỉ.
  • Thay thế bàn chải đánh răng mỗi tháng ba hoặc bốn lần, hoặc bất cứ khi nào lông chải đã mòn.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, và hạn chế thức ăn ngọt và đồ ăn nhẹ giữa các bữa.
  • Gặp nha sĩ để kiểm tra thường xuyên và làm sạch chuyên nghiệp.
  • Xem xét sử dụng kháng sinh hoặc súc miệng có chứa chất florua để thêm một lớp bảo vệ chống lại sâu răng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết cách phòng chống và điều trị áp xe răng hiệu quả. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *