Áp xe răng số 6, 7 phải làm sao?

4/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Áp xe răng số 6, 7 là tình trạng bệnh nhân rất thường gặp khi có các vấn đề về răng miệng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bạn.

Vậy áp xe răng số 6, 7 phải làm sao? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết cách phòng ngừa và điều trị tình trạng trên nhé!

1. Nhận biết áp xe răng như thế nào?

Bệnh áp xe răng thực chất là biến chứng của việc nhiễm trùng răng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng.

Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng gây nhiễm trùng răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội.

Trên thực tế, không khó để bạn phát hiện và nhanh chóng có giải pháp điều trị áp xe răng số 6, 7. Tình trạng này có thể được nhận biết nhanh chóng thông qua những dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng đầu tiên của bệnh áp xe răng là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau răng khi nhai, cắn đồ ăn. Những cơn đau nhức trên răng thường xuyên xảy ra, ngay cả khi không có bất kỳ kích ứng nào đến răng.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và các vị chua, ngọt…
  • Trong miệng thường xuyên có vị đắng bất thường, đồng thời hơi thở có mùi hôi.
Áp xe răng gây nên những cơn đau nhức bất thường
Áp xe răng gây nên những cơn đau nhức bất thường
  • Hạch cổ sưng đau
  • Cơ thể thường xuyên nóng sốt bất thường, sức khỏe giảm sút và không thể tập trung.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy đốm trắng bên dưới chân răng. Đây là những đốm mủ tích tụ và đang lan dần xuống vùng xương hàm.

 

2. Áp xe răng số 6, 7 có gì khác áp xe răng số 8?

Răng số 6, 7 và 8 đều là những chiếc răng dễ bị áp xe nhất bởi chúng nằm sâu bên trong hàm, khó vệ sinh nên tình trạng bị sâu là điều dễ hiểu. Hơn nữa, vì nằm sâu bên trong hàm nên chúng rất khó để phát hiện ra khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng.

Tuy nhiên, khi bị áp xe răng số 8, các bác sĩ sẽ không ngần ngại nhổ răng cho bạn bởi chiếc răng này không có chức năng ăn nhai và thường mọc lệch, mọc ngầm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Còn đối với răng số 6, 7 là hai chiếc răng hàm ăn nhai chính nên thường được các bác sĩ giữ lại. Chỉ trong trường hợp không thể cứu chữa mới bắt buộc phải nhổ đi.

Áp xe răng số 8 các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ sớm
Áp xe răng số 8 có thể các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ

3. Giải pháp điều trị áp xe răng hiệu quả?

Cách điều trị áp xe răng số 6, 7 là nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp. Tùy vào từng vị trí áp xe răng mà có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng thông thường mục đích xuyên suốt quá trình điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng 6, 7 gây ra.

Dùng thuốc giảm đau

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu sử dụng thuốc chữa áp xe răng. Nếu bạn bị nhẹ hoặc mới bị, có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.

Nếu bị nhẹ có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bị nhẹ có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị tủy, rạch áp xe và phục hình răng

Giải pháp điều trị áp xe răng này được áp dụng khi bác sĩ xác định răng của bạn vẫn có thể bảo tồn bởi chưa bị hư hại hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch phần mô bệnh khỏi răng, mở ống tủy để lấy hết tủy chết, sau đó chèn gutta-percha vào ống tủy để thay thế phần tủy đã được làm sạch.

Đối với khu vực áp xe, bác sĩ sẽ rạch và mở phần niêm mạc bị tổn thương, hút bỏ phần mủ và các mô bệnh, sau đó làm sạch và đóng vết thương để ngăn ngừa sự phát triển trở lại của vi khuẩn.

Sau khi điều trị tủy hoàn tất, tùy vào mức độ hư tổn của răng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện bọc răng sứ hoặc hàn trám răng. Tuy nhiên, với nguyên tắc bảo tồn răng thật, hàn trám răng thẩm mỹ được ưu tiên lựa chọn trong nhiều trường hợp bệnh nhân bởi tính đơn giản, tiết kiệm và đặc biệt là không gây xâm lấn đến cấu trúc răng.

Rạch áp xe và nhổ răng

Bệnh áp xe răng số 6, 7 quá nặng khiến các bác sĩ buộc phải nhổ bỏ
Bệnh áp xe răng số 6, 7 quá nặng khiến các bác sĩ buộc phải nhổ bỏ

Trong trường hợp bệnh áp xe răng bị nặng, tủy răng cũng bị viêm, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng nhanh chóng.

Một khuyến cáo hết sức quan trọng của các chuyên gia nha khoa trong trường hợp này, đó là hãy nhanh chóng trồng lại răng mới sau khi nhổ bỏ răng đã hỏng để ngăn ngừa những hậu quả mà tình trạng mất răng gây ra như tiêu xương hàm.

Nếu áp xe răng vừa mới tiến triển, chưa gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, áp xe do viêm nướu phát triển thành, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau để hỗ trợ.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có những thông tin bổ ích về áp xe răng số 6,7. Mọi băn khoăn, thắc mắc về giải pháp điều trị áp xe răng và chi phí điều trị áp xe răng, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *