Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Răng nhiễm màu kháng sinh là tình trạng rất phổ biến ở nhiều người và mức độ có thể khác nhau do có nhiều nguyên nhân gây nên. Răng nhiễm màu kháng sinh không những khiến hàm răng của người bệnh xỉn màu, mất đi độ thẩm mỹ mà còn làm họ cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn phương pháp khắc phục răng nhiễm màu kháng sinh một cách hiệu quả để sở hữu một hàm răng đẹp hơn.
1. Nguyên nhân khiến răng nhiễm màu kháng sinh?
Răng nhiễm màu Tetracyline
Răng nhiễm màu kháng sinh là do thuốc Tetracyline, Doxycycline, Minocycline,… được sử dụng không hợp lý gây ra. Trong đó, người bị nhiễm màu Tetracycline là phổ biến hơn cả. Khi uống những loại thuốc kháng sinh này quá nhiều, các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng để kháng lại thuốc, từ đó gây nên tình trạng răng nhiễm màu.
Cụ thể, những người có răng nhiễm màu kháng sinh là do dùng thuốc kháng sinh khi còn nhỏ tuổi (dưới 8 tuổi) hoặc người mẹ đã uống khi đang mang thai. Mầm răng được hình thành khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ nên những chất khi đưa vào cơ thể phụ nữ mang thai đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Chính vì thế, thuốc kháng sinh đã làm thay đổi màu răng vốn có, khiến chúng chuyển sang màu xanh xám, vàng sậm, tím xanh. Mức độ sậm màu của răng sẽ tùy thuộc vào thời điểm, thời gian, liều lượng dùng thuốc và loại thuốc nào.
Răng nhiễm màu kháng sinh có sự thay đổi không đều, có thể xảy ra trên toàn bộ mặt răng hoặc chỉ ở một vùng nhỏ của răng, thường là vùng răng yếu, hoặc vùng có rãnh, vùng vị tổn thưởng.
Chính điều này khiến trên mặt răng hình thành các dải màu khác nhau, không đều và rất mất thẩm mỹ. Trường hợp nặng là răng có thể bị lỗ chỗ, bị rỗ, hoặc gây khiếm khuyết, mất đi hình dạng bình thường.
Răng nhiễm Fluor
Ngoài trường hợp nhiễm màu do thuốc kháng sinh Tetracyline thì răng nhiễm màu Fluor cũng rất phổ biến. Fluor là chất hóa học có khả năng chống sâu răng dễ gặp trong tự nhiên như có trong nước giếng và kem đánh răng,…
Mặc dù giúp bảo vệ răng nhưng nếu vượt quá mức cho phép lại có thể dẫn đến tình trạng nhiễm Fluor. Trẻ em hoặc phụ nữ mang thai sử dụng quá nhiều Fluor sẽ làm hư hại về mặt răng, tạo thành những vệ trắng đục trên răng. Trường hợp nặng có thể phá hủy cấu trúc răng.
2. Phương pháp khắc phục răng nhiễm màu kháng sinh
Vì màu răng được hình thành từ bên trong nên dù bạn đánh răng kĩ hay áp dụng một số cách làm trắng răng cũng đều không thể thay đổi được. Hiện nay có 3 phương pháp thẩm mỹ răng có thể khắc phục tình trạng này:
Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là phương pháp loại bỏ những phân tử gây màu trên răng và thường phát huy hiệu quả tốt khi răng bị xỉn màu do những tác nhân bên ngoài như màu thực phẩm, khói thuốc lá, tuổi tác….
Răng nhiễm màu kháng sinh ở mức độ nhẹ vẫn có thể thực hiện tẩy trắng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tẩy trắng tại phòng khám nha hoa, với sự trợ giúp của bác sĩ, sử dụng thuốc tẩy trắng kết với đèn chiếu Laser.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng nhiễm màu kháng sinh nặng kèm theo khuyết tật răng thì ta không thể sử dụng cách tẩy trắng răng thông thường mà sẽ cần đến sự hỗ trợ điều trị bằng phương pháp phục hình thẩm mỹ như bọc răng sứ thẩm mỹ. Đây là kỹ thuật mài nhỏ răng cần phục hình để làm cùi răng sau đó chế tác mão răng sứ tương thích lên trên. Mão răng sứ sẽ giúp khôi phục thẩm mỹ và thực hiện nhiệm vụ ăn nhai cho răng.
Bạn có thể lựa chọn mão răng sứ hợp kim kim loại hay mão răng toàn sứ cho phục hình. Mão răng sứ hợp kim kim loại có giá thành rẻ, chắc chắn nhưng lại có màu sắc thiếu tự nhiên so với răng sinh lý, tuổi thọ thấp, răng dễ bị nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn…
Trong khi đó, dòng răng toàn sứ được chế tác 100% từ sứ tinh khiết nên hoàn toàn không mang bản chất kim loại. Răng sứ có màu sắc đẹp tự nhiên như răng thật, bền chắc và tuổi thọ rất cao. Dòng răng này khắc phục được những hạn chế mà dòng răng hợp kim kim loại còn gặp phải. Răng sứ Cercon và Emax là 2 dòng răng toàn sứ được ưa chuộng hiện nay.
Mặt dán sứ Veneer
Ngoài bọc răng sứ thì dán sứ Veneer cũng có thể khắc phục tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh nặng hoặc kèm theo khiếm khuyết nhỏ. Đây được coi là kỹ thuật bảo tồn tối đa răng thật, mặt dán sứ Veneer chỉ yêu cầu bác sĩ mài một lớp rất mỏng khoảng 0.3 – 0,6 mm ở mặt trước của răng, sau đó đắp mặt dán sứ tương thích lên trên.
Vì vậy, kỹ thuật này được đánh giá cao bởi không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng sinh lý, răng phục hình không phải điều trị tủy.