Mẹo giúp giảm đau ngay sau khi mới niềng răng thẩm mỹ

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Thưa bác sỹ, em mới đi niềng răng về, giờ rất đau khiến cho việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy theo sỹ nên làm gì để răng không bị đau nữa ạ, em cảm ơn (Thu Hương – Đông Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Thu Hương, Về tình trạng niềng răng thẩm mỹ về gặp các hiện tượng như đau nhức là do tại thời điểm lúc đó bạn đã hết thuốc tê và vết thương sau khi nhổ răng hay kéo răng khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn. Để giảm thiểu tình trạng đau đơn bạn nên thực hiện theo một số mẹo giảm đau như sau:

Cảm giác đau sau khi niềng răng là điều thường gặp
Cảm giác đau sau khi niềng răng là điều thường gặp

Những triệu chứng răng và lợi có thể đau nhức, đau do lực của mắc cài gắn vào răng để ép lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí cân đối khiến cho bạn đau nhức sau khi niềng răng. Những vấn đề như vậy đều bình thường khi niềng răng, nên bạn không cần lo lắng quá nhiều.

Những vấn đề đó hoàn toàn có thể giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn nên giảm đau theo nhiều cách thức khác nhau theo hướng dẫn của bác sĩ không nên áp dụng cách giảm đau theo ý kiên chủ quan của mình.

Nếu đau nhẹ, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối pha loãng sẽ làm giảm cơn đau nhức cho bạn, nếu đang chảy máu thì không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ làm cho máu chảy càng nhiều hơn.

Đồng thời bệnh nhân cũng cần tránh những loại thức ăn, thực phẩm kích thích gây tổn thương cho về thương của bạn, như thực phẩm cay nóng sẽ làm bạn tăng cơn đau, bạn chỉ nên chọn lựa những loại thức ăn mềm như cháo, súp.

Sau khi niềng răng cần hạn chế đồ ăn cay, nóng
Sau khi niềng răng cần hạn chế đồ ăn cay, nóng

Bên cạnh đó, trong các trường hợp đau nhức kéo dài triền miên, đau nặng hơn, bạn tới các nha khoa thẩm mỹ có uy tín hiện nay để nhờ sự tư vấn của bác sỹ và sử dụng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều và phải uống dưới sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ.

Nếu cơn đau nhức của bạn kéo dài hơn và thường xuyên, có thể là do bạn trong quá trình được niềng răng không đúng cách. Hoặc cũng có thể do nhiều người lựa chọn sai cơ sở niềng răng, tay nghề bác sĩ chưa tốt, trình độ còn kém, nên khi gắn các mắc cài quá chật so với mức ban đầu, mắc cài tạo ra lực quá mạnh làm tổn thương đến các phần mô, đau răng, khiến cho tình trạng đau nhức càng nặng hơn còn làm suy yếu răng.

Gặp phải hiện tượng này, bạn không nên tự mình uống thuốc giảm đau mà nên tới khám ngay tại phòng nha để kịp thời được điều trị và chỉnh sửa, tránh những sự cố đáng tiếc sau này thậm chí những người đang Bọc răng sứ cũng vậy.

Trong cách sinh hoạt hằng ngày thì đánh răng và giữ gìn vệ sinh sau khi niềng răng cũng rất quan trọng để không làm bị nhiễm khuẩn, gây hội miệng. Khi chải răng, đặt bàn chải trên phần thân răng tiếp giáp với phần lợi, xoay tròn những vòng nhỏ.

Sau đó, bạn nên đẩy lông bàn chải luồn bên dưới dây théo ở phía trên và dưới mắc cài để làm hết các vết bám ở thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh mắc cài thường xuyên hoặc khí cụ chỉnh nha bằng bàn chải, là vùng tiếp xúc răng và mắc cài để tránh mọi viêm nhiễm làm ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.

Sau khi tham khảo các bài viết tại chuyên mục Tư vấn niềng răng, nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *