Mách bạn cách chữa sâu răng dứt điểm, tạm biệt nhanh chóng cơn đau

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Chữa sâu răng dứt điểm là giải pháp giúp bạn chấm dứt những cơn đau kinh hoàng và bảo vệ hàm răng xinh của mình luôn chắc khỏe, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết hôm nay xin chia sẻ cùng bạn một số cách chữa sâu răng dứt điểm nhờ đó tạm biệt nhanh chóng cơn đau do răng sâu gây ra, mời bạn tham khảo thông tin bên dưới.

Điểm mặt những thủ phạm khiến bạn bị sâu răng?

Ai cũng mong muốn sở hữu hàm răng khỏe mạnh nhưng trải qua thời gian, thói quen ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng chưa tốt có thể khiến hàm răng của bạn mắc một số bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có sâu răng.

Sâu răng là một dạng bệnh phá hoại cấu trúc răng. Nếu không được điều trị, sâu răng dễ dẫn đến viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng, khiến răng lung lay, răng bị gãy rụng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phương diện thẩm mỹ.

Sâu răng thường xuất hiện do vi khuẩn, thức ăn và cấu trúc răng của từng người. Cụ thể:

  • Thức ăn

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng. Theo đó, những người thường xuyên ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh,… sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn người bình thường.

Đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ gây sâu răng
Đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ gây sâu răng

Bởi khi chúng ta ăn các loại thức ăn đồ uống chứa nhiều đường và tinh bột, Ptyalin trong nước bọt sẽ biến đổi tinh bột thành đường Fructose và Glucose, vi khuẩn sẽ lên men các chất đường tạo thành acid Lactic phá hủy men răng và ngà răng.

Đặc biệt là khi bạn ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng, các vụn thức ăn thừa sẽ bám vào các kẽ nhỏ của răng, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây ra bệnh sâu răng.

  • Mảng bám

Khoảng 15 phút sau khi ăn xong, trên răng của bạn sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng. Nếu bạn chậm trễ trong việc vệ sinh răng miệng ở thời điểm quan trọng này, vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn sẽ tích tụ, lâu ngày tạo thành mảng bám cao răng.

Trong mảng bám và cao răng tập trung một số lượng vi khuẩn khổng lồ. Lực lượng đông đảo này sẽ tấn công bề mặt răng, chân răng tạo nên những lỗ sâu. Nếu để lâu dài, vi khuẩn tấn công vào tủy răng và các dây thần kinh gây đau nhức và khiến răng bị suy yếu, thậm chí buộc phải nhổ bỏ để không lây bệnh sang các răng khỏe mạnh khác.

  • Cấu trúc răng

Tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người chịu ảnh hưởng rất nhiều vào cấu trúc răng, chất lượng men răng và ngà răng của họ. Nếu hàm răng của bạn khỏe mạnh, răng mọc đều đặn, các khớp cắn chuẩn xác, men răng trắng bóng thì khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ cao hơn, bạn sẽ hạn chế mắc các bệnh lý về răng miệng và sâu răng.

Răng khấp khểnh gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng
Răng khấp khểnh gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng

Nếu răng của bạn mọc không đều, sai lệch khớp cắn, trên hàm răng có những vết nứt, bị vỡ… là dấu hiệu của một hàm răng yếu và ít có khả năng kháng khuẩn, rất dễ bị sâu răng và mắc bệnh lý khác.

 

5 mẹo dân gian giúp bạn chữa sâu răng dứt điểm

  • Bột nghệ chữa sâu răng

Bột nghệ lành tính, không gây bất kỳ phản ứng phụ nào nên bạn có thể yên tâm sử dụng để trị sâu răng. Dùng một chút bột nghệ nhét vào răng bị đau, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Bột nghệ là nguyên liệu chữa sâu răng nhanh chóng ngay tại nhà
Bột nghệ là nguyên liệu chữa sâu răng nhanh chóng ngay tại nhà
  • Trị sâu răng đơn giản bằng hạt tiêu đen và húng quế

Một cách trị sâu răng khác ngay tại nhà để bạn tham khảo đó là dùng hạt tiêu đen và húng quế. Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen, dùng hỗn hợp này đắp lên những răng bị đau.

  • Rượu hoa cúc – mẹo chữa sâu răng hiệu quả

Hoa cúc là vị thuốc trị sâu răng an toàn dành cho mọi người. Bạn chỉ cần ra chợ mua 5 bông hoa cúc vàng, sau đó ngắt hết cánh rửa sạch. Để lại một ít để nhai trực tiếp, số còn lại đem ngâm với 0,5 lít rượu trong khoảng 7 – 10 ngày thì bỏ ra sử dụng được.

Vào mỗi buổi sáng và tối, bạn súc miệng với một ngụm nhỏ rượu hoa cúc để diệt khuẩn, thực hiện liên tục trong một tuần những cơn đau răng sâu sẽ dần biến mất.

  • Cách chữa sâu răng tại nhà bằng gừng và tỏi

Gừng và tỏi đều có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng rất tốt. Tỏi bạn đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu. Còn gừng thì bạn đem giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu. Kiên trì thực hiện một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy cơn đau giảm dần.

Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi rất phổ biến hiện nay
Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi rất phổ biến hiện nay
  • Giảm sưng đau, khó chịu vì sâu răng bằng lá lốt

Bạn có thể dùng thân, lá và rễ lá lốt đem sắc cùng một vài hạt muối tinh, sau đó dùng phần nước đặc vừa sắc được để ngậm hằng ngày. Ngậm liên tục trong 3 – 4 ngày, mỗi ngày 2 lần, chú ý đảo qua đảo lại ở vị trí sâu răng để giảm đau hiệu quả hơn.

Chữa răng sâu triệt để tại phòng khám nha khoa

Răng bị sâu sẽ không thể tự phục hồi mà cần được điều trị tận gốc thì bệnh mới chấm dứt hoàn toàn. Trong khi những phương pháp dân gian thường chỉ mang tính chất tạm thời, giúp cắt giảm cơn đau và kìm hãm sự phát triển của sâu răng trong thời gian ngắn, thì điều trị sâu răng tại nha khoa sẽ có tác dụng lâu dài và triệt để.

Chính vì vậy, khi phát hiện bản thân bị sâu răng, bạn nên sắp xếp công việc, dành thời gian đến các trung tâm nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị sâu răng kịp thời.

Việc điều trị sâu răng tại nha khoa sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, vệ sinh răng miệng

Trước khi đưa ra lời khuyên cụ thể và hướng điều trị tốt nhất cho bạn, bác sĩ sẽ cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xác định mức độ nghiêm trọng của sâu răng.

Sau khi đã tư vấn và thống nhất phương pháp điều trị, bác sĩ cũng sẽ lấy vôi răng, làm sạch răng miệng của bạn nhằm ngăn chặn vi khuẩn, mảng bám phát triển, giúp hàm răng trắng sáng đều màu hơn.

Bước 2. Gây tê tại chỗ

Tiếp theo là tiến hành gây tê tại chỗ đối với những trường hợp răng bị tổn thương nhiều, cần phải điều trị tủy. Gây tê tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, đồng thời cố định vị trí của bạn, giúp bác sĩ thao tác thuận tiện hơn.

Bước 3. Thực hiện chữa sâu răng

Các phương pháp điều trị sâu răng:

  • Khi điều trị tủy răng để chữa bệnh sâu răng, mọi thao tác bao gồm mở tủy, bơm rửa và tạo hình ống tủy, loại bỏ nhiễm khuẩn, hàn và bít răng… cần được thực hiện nhẹ nhàng dưới sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng và đạt tiêu chuẩn vô trùng.
  • Vét ngà, nạo sạch lỗ sâu bằng ống nạo ngà đã được vô trùng. Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp mủn thức ăn, phần bị sâu trên răng, làm sạch và ngăn chặn sự phát triển của răng sâu. Điều quan trọng hàng đầu trong khâu này là phải loại bỏ triệt để vi khuẩn cũng như nguy cơ tái phát của mầm bệnh.
Hàn trám răng giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng
Hàn trám răng giúp ngăn chặn sự phát triển của sâu răng
  • Hàn trám răng bằng nhựa dẻo Composite ở dạng sâu răng thông thường, chưa cần điều trị tủy. Đây là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Composite có sử dụng laser.

Sau khi đã làm sạch răng bị sâu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tạo hình chất trám và làm đầy khoảng trống trên răng bằng chất liệu Composite, từ đó giúp bảo vệ răng, đồng thời khôi phục chức năng ăn nhai và giá trị thẩm mỹ cho hàm răng của bạn.

Ngoài hàn trám răng sâu, bạn còn có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu. Bọc răng sứ sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn, tuy nhiên chi phí thực hiện bọc răng sứ cao hơn hàn trám răng nên bạn cũng cần cân nhắc bài toán kinh tế sao cho phù hợp.

Bọc răng sứ cho răng sâu là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn
Bọc răng sứ cho răng sâu là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn

Sau khi răng sâu đã được điều trị tận gốc, bạn có thể yên tâm ăn nhai và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo sâu răng không tái phát trở lại vì sự bất cẩn của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện tốt chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Đánh răng buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour để tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
  • Sử dụng nước súc miệng và tăm chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.
  • Tránh cắn, xé, nhai vật quá cứng tại những vị trí vừa điều trị răng sâu vì có thể khiến mối hàn trám bị bong bật hoặc răng sứ bị nứt vỡ.
  • Hạn chế ăn hoặc uống thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có tính axit mạnh; nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lí và đủ chất giúp cho răng, nướu cũng như cơ thể được khỏe mạnh.
  • Thăm khám răng miệng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu bất thường.

Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ trở thành mối nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của bạn. Hy vọng sau khi tham khảo kiến thức nha khoa trong bài viết, bạn đã bỏ túi thêm những kinh nghiệm giảm đau răng sâu tại nhà cũng như cách điều trị dứt điểm sâu răng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *