3 Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót

5/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Rau ngót là một loại rau dân dã khá phổ biến ở Việt Nam. Ngoài tác dụng chữa táo bón, hạ huyết áp và giảm đái tháo đường,… rau ngót còn có hiệu quả cực cao đối với những người bị nhiệt miệng. Rau ngót là một trong những thuốc nam chữa nhiệt miệng.

Vì vậy, hãy cùng tham khảo cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót qua bài viết sau đây nhé.

Nếu bạn đang có bầu mà bị nhiệt miệng hãy tham khảo: chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót

1. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng, lở miệng là một trong những chứng bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng là do đâu?

Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

Nếu bạn bị nhiệt miệng nặng hoặc có nhiều vết loét nhiệt miệng, có thể xem thuốc trị nhiệt miệng nhanh nhất

2. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót

Cách 1: Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót tươi

Bạn hãy chuẩn bị lá rau ngót tươi từ 5 – 10g. Sau đó rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo. Một ngày làm như vậy 2 – 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là nhiệt miệng sẽ khỏi.

Cách 2: Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót và mật ong

Chuẩn bị lá rau ngót sạch, không bị dập nát hoặc chứa chất bảo quản. Rửa sạch và giã nát, sau đó bỏ bã, lấy nước cốt. Hòa một chút mật ong vào cùng nước cốt rau ngót và lấy tăm bông chấm hỗn hợp vào chỗ nhiệt miệng. Cứ thế, bôi ngày 2-3 lần sẽ thấy vết loét vì nhiệt miệng giảm đáng kể.

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót và mật ong
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót và mật ong

Áp dụng chăm sóc các vết nhiệt miệng này bằng mẹo đơn giản này trong 5 ngày liền. Tình trạng nhiệt miệng giảm rất nhiều. Ít ra các nốt nhiệt miệng không còn sưng đau hay lở loét nữa.

Bởi rau ngót có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm cực cao sẽ cho hiệu quả trị nhiệt miệng nhanh . Hai nguyên liệu này lại rất lành tính nên bạn có thể thực hiện thường xuyên mà không lo biến chứng.

Xem thêm các bài viết ở mục: Tư vấn về chung nha khoa

Cách 3: Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ rau diếp cá và rau ngót

Chuẩn bị lá rau ngót 15g, rau diếp cá 15g. Đem rửa sạch lá rau ngót và diếp cá, giã nát, vắt lấy nước, rồi dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.

3. Một số lưu ý khi sử dụng cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót

  • Nên sử dụng lá rau ngót sạch ngay trong vườn nhà mình để yên tâm khi điều trị nhiệt miệng.
  • Rửa rau ngót thật kỹ càng, sạch sẽ sau đó mới lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt.
  • Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Chỗ còn lại thì bạn có thể để trong tủ lạnh để thực hiện những lần tiếp sau.
Nên sử dụng lá rau ngót tươi
Nên sử dụng lá rau ngót tươi
  • Uống ít 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém . Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
  • Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
  • Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.

Trên đây là những chia sẻ về Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả từ cây rau ngót, nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc của bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *