Niềng răng bao lâu thì ăn uống được bình thường?

3/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Không phải ngẫu nhiên niềng răng được ví như một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được nhiều người yêu thích, tin tưởng khi muốn thay đổi hàm răng kém duyên để đón nhận nụ cười và diện mạo mới.

Sau khi tháo niềng gương mặt bạn sẽ đẹp hơn trước rất nhiều. Tuy vậy, trước khi chỉnh nha hầu hết mọi người đều có băn khoăn: Niềng răng bao lâu thì ăn uống được bình thường, niềng răng có gầy đi không, cần lưu ý những gì?

Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên giúp bạn trong phần bài viết dưới đây

2 thời điểm khó khăn gặp phải về ăn uống khi niềng răng

1- 2 tuần đầu sau khi vừa niềng răng

Sau khi vừa gắn mắc cài và dây cung vào thân răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm theo phác đồ chỉnh nha của bác sĩ chúng ta vẫn còn đau nhức, đồng thời chưa quen với việc đeo niềng vì thế việc ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn.

Bạn nên uống sữa, uống nước ép hoa quả; ăn cháo, súp; chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sau khi mới niềng răng bạn nên ăn cháo hoặc súp
Sau khi mới niềng răng bạn nên ăn cháo hoặc súp

Cần kiêng các đồ ăn cứng, dai, hoặc thức ăn nhiều mảnh vụn, thức ăn dễ bám vào răng; không sử dụng lực nhai quá mạnh tránh làm lệch mắc cài và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

1 – 3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kì

Một tháng hoặc 6 tuần bạn cần đến phòng khám để bác sĩ thay thun và dây cung. Mỗi lần như vậy, chúng ta thường cảm thấy đau nhức và ê răng, gặp một chút khó khăn về vấn đề ăn uống.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu tích cực; đau – chứng tỏ răng có sự thay đổi, dịch chuyển.

Qua 2 thời điểm trên bạn có thể ăn uống bình thường?

Mọi người thường lo lắng sau khi niềng răng bị đau nhức không thể ăn uống được, nhất là những bạn vốn đã gầy nhỏ.

Trên thực tế, mọi người niềng răng không gặp khó khăn nào về việc ăn uống khi qua 2 thời điểm trên nếu được niềng răng đúng cách.

Niềng răng có thể khiến bạn sút cân từ 2 đến 6 kí – Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có nhiều bạn bị sút cân, có bạn gần như không thay đổi về cân nặng trong suốt quá trình chỉnh nha.

 

Sau khi tháo niềng bạn có thể ăn uống “thoải mái hơn”

“Thoải mái” không chỉ theo nghĩa đen vì bạn được tháo mắc cài trong miệng. Mà, niềng răng là quá trình dịch chuyển những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí “chuẩn” trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất cho bệnh nhân.

Vì vậy, bác sĩ thường khuyên nếu hàm răng của bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn, nên tiến hành chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Lên kế hoạch ăn uống khoa học trong quá trình niềng răng
Lên kế hoạch ăn uống khoa học trong quá trình niềng răng

Chế độ ăn uống trong khi niềng răng theo lời khuyên của bác sĩ

Ưu tiên những thức ăn mềm, các món luộc hay hấp

Trong quá trình thực hiện chỉnh nha bạn nên ăn các thức ăn mềm, không cần sử dụng lực nhai quá nhiều như cháo, súp, cơm mềm, bánh mì mềm.

Ăn các thức ăn tốt cho sức khỏe răng miệng

Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên thường xuyên sử dụng các món ăn làm từ trứng, sữa để cung cấp đủ chất protein, vitamin D, canxi và các khoáng chất tốt cho răng. Đồng thời các món ăn này khá mềm, dễ nhai. Các loại rau xanh cũng rất tốt cho người đang thực hiện chỉnh nha.

Luôn cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng

Trong thời gian niềng răng ngoài việc tránh những đồ ăn cứng, quá dai, thức ăn dễ bám vào răng; một trong những điều bạn cần ghi nhớ là luôn cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng.

Tránh ăn đồ ăn ngọt, thức ăn có nhiều tinh bột và đường

Khi ăn các thức ăn này nếu như không vệ sinh răng miệng cẩn thận bạn có thể gặp phải các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha.

Những thực phẩm không nên ăn trong quá trình niềng răng

Khi niềng răng nên tránh ăn các đồ ăn cứng
Khi niềng răng nên tránh ăn các đồ ăn cứng
  • Thực phẩm dai như các loại bánh mỳ có vỏ cứng, bánh dày,…
  • Thực phẩm có độ giòn cao như là bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo cứng, nước đá.
  • Thực phẩm dính như kẹo caramel, kẹo cao su,…
  • Thức ăn cứng như kẹo cứng và các loại hạt.
  • Những thực phẩm khi ăn cần phải cắn răng vào như bắp ngô, cà rốt, xương sườn, cánh gà, táo.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận dưới bài viết này! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *