Cách chữa bệnh nhiệt miệng nặng khỏi hoàn toàn?

5/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Thông thường sau 1 – 2 tuần bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên có nhiều người thời gian bị bệnh kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Bệnh nhiệt miệng nặng có nguy hiểm không, cách chữa trị ra sao, mắc bệnh nhiệt miệng mãn tính cần lưu ý những gì?

Bài viết sau đây sẽ bật mí cách chữa nhiệt miệng khỏi nhanh chóng, an toàn tại nhà ai cũng cần biết. Mời bạn dành thời gian theo dõi!

Cách chữa bệnh nhiệt miệng nặng khỏi hoàn toàn?
Cách chữa bệnh nhiệt miệng nặng khỏi hoàn toàn?

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt là gì?

Bệnh nhiệt miệng kéo dài do nhiều nguyên nhân, khó có thể xác định được chính xác. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng:

  • Đánh răng không đúng: Việc chải răng quá mạnh bằng bàn chải đánh răng cứng đã cũ, hay sử dụng kem đánh răng có chứa chất tạo bọt Sodium lauryl sulfate dễ làm phần mô mềm, nướu và lợi bị tổn thương.
  • Cơ thể dị ứng với một số thức ăn nào đó hoặc thiếu một số vi chất như kẽm, sắt, vitamin B12, Axít Folic.
    Nhiệt miệng do vết thương bị nhiễm trùng, bị tổn thương niêm mạc miệng.
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm, hoặc thay đổi chu kì kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố hay thường xuyên phải chịu áp lực rất dễ bị nhiệt nhiệt.
  • Viêm loét miệng trong bệnh viêm đại tràng Crohnn cũng khá phổ biến.

Cách chữa bệnh nhiệt nặng như thế nào?

Chữa nhiệt miệng an toàn bằng bài thuốc dân gian

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng thuốc nam sau đây rất an toàn cho mọi người:

  • Lá bàng non: Cho một nắm lá bàng non vào siêu nước đun sôi, khi nước sôi đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Dùng nước này để rửa vết thương chỉ sau 2 – 3 ngày hệnh nhiệt sẽ không làm khó được bạn nữa. Đây là cách chữa nhiệt miệng nặng khỏi nhanh chóng đã được khoa học chứng minh, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Bột sắn dây: Pha bột sắn với nước sôi để nguội, uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau 10 – 15 ngày những nốt nhiệt trên miệng sẽ không còn nữa. Bột sắn dây là nguyên liệu giúp giảm nhiệt miệng rất tốt, lành tính có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.  Tuy nhiên, đối với trẻ em bạn nên nấu chín bột sắn vì có thể bụng của trẻ không tốt.
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản tại nhà
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản tại nhà
  • Rau diếp cá: Xay nhuyễn lá riếp cá cùng muối rồi đem uống đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày cùng rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Nước lá dấp cá giúp mát gan, giải độc, giúp vết loét nhanh lành hơn.

Chữa nhiệt miệng bằng thuốc tây theo đơn của bác sĩ

Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị nhiệt miệng sau theo đơn của bác sĩ:

  • Thuốc nhiệt miệng: Benzocaine, lidocain. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, có hể bôi lên các nốt nhiệt.
  • Thuốc chống viêm: acetonide triamcinolone, fluocinonide,…
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Nếu bị nhiệt miệng do nhiễm bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tại chỗ cho bạn.
  • Một số loại nước súc miệng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng: Diphenhydramine,nước súc miệng có chứa steroid, nước súc miệng kháng sinh chứa tetracycline…

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể làm nốt nhiệt miệng.

Bị bệnh nhiệt miệng mãn tính nên làm gì?

Đối với những bạn bị nhiệt miệng mãn tính nên hạn chế ăn đồ cay nóng, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; ăn nhiều trái cây có chứa vitamin c như đu đủ, ổi, cam, cà chua,… Uống nước lá dấp cá, hoặc nước bột sắn thường xuyên cũng rất tốt.

Luôn giữ tâm trạng vui tươi, tránh làm cơ thể căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.

Bị nhiệt miệng nên ăn nhiều hoa quả
Bị nhiệt miệng nên ăn nhiều hoa quả

Trong chuyên mục Kiến thức nha khoa trên website tổng hợp các bài viết hay về sức khỏe răng miệng, những xu hướng làm đẹp mới nhất, mời các bạn dành thời gian tìm hiểu thêm!

Bệnh nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, cẩn thận kẻo bị ung thư lưỡi

Có trường hợp bệnh nhân bị nhiệt nhưng đi khám mới phát hiện bị bệnh ung thư lưỡi, ung thư miệng vì thế mọi người không nên chủ quan.

Bệnh nhiệt miệng mặc dù khiến chúng ta đau nhức, cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt, tuy nhiên không đáng lo ngại.

Nhưng nếu sau 1 – 2 tuần áp dụng những cách chữa nhiệt miệng nêu trên mà vết nhiệt miệng không khỏi, có dấu hiệu sau bạn cần đi khám ngay, không được chủ quan kẻo hậu quả nguy hiểm không lường:

  • Vết loét có dấu hiệu loét lớn hơn so với ban đầu
  • Có sự xuất hiện của nhiều nốt nhiệt hơn với tần suất dày
  • Có tình trạng đau buốt, rát khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày
  • Nhiệt miệng kèm sốt cao, phát ban
  • Có dấu hiệu tiêu chảy
  • Đầu đau nhức

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng với những thông tin trên giúp ích cho bạn. Có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *