Thực phẩm cho bà bầu bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi xoa dịu cơn đau

4/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Bà bầu bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi nhiệt miệng là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai tuy không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng cũng gây khó chịu, ăn uống khó khăn cho người bệnh. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên nhé!

Bạn có thể tham khảo: Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bà bầu bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, nóng trong người, hay thiếu chất. Vì vậy, cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, B12, axit folic, kẽm,… giúp làm mát từ bên trong và xua tan những cơn đau nhiệt miệng nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng kiếm những thực phẩm dưới đây ngay tại nhà giúp giảm sưng đau nhanh chóng mà chi phí vô cùng “hạt rẻ”, đặc biệt là an toàn với bà bầu nhé!

Bạn có thể tham khảo: Các cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu

Cà chua cung cấp dưỡng chất, nhanh chóng se vết nhiệt miệng

Cà chua là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vị chua thanh mát và ngọt nhẹ dễ ăn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Các bà mẹ có thể chế biến cà chua với rất nhiều món ăn, hoặc uống nước ép cà chua tùy theo sở thích. Mỗi ngày có thể uống từ 2 – 4 cốc.

Thực hiện liên tục trong vài ngày, vết thương do nhiệt miệng, nhiệt lưỡi của mẹ bầu sẽ giảm đi đáng kể đó.

Ăn/uống cà chua mỗi ngày giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả
Ăn/uống cà chua mỗi ngày giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả

Sữa chua – đồ ăn mát lạnh, giải nhiệt cơ thể

Sữa chua là món ưa thích của nhiều người. Nó không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể nhất hiện nay. Sữa chua có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các vết loét trong khoang miệng. Mùa hè nóng bức mà được thưởng thức một cốc sữa chua mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào?

Mật ong – tưởng chừng gây nóng nhưng chữa nhiệt miệng thần kỳ

Mật ong có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi nấm và vi khuẩn gây nhiệt lở miệng cực hiệu quả. Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu bằng mật ong rất đơn giản.

Trước tiên, bạn cần súc miệng bằng nước ấm. Sau đó, bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt. Tốt nhất là nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Làm như vậy 2-3 lần/ ngày và vết thương sẽ nhanh chóng khép miệng.

Mật ong là bài thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là nhiệt miệng
Mật ong là bài thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là nhiệt miệng

Khế chua – “nhỏ nhưng có võ”

Khế chua có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho mẹ bầu. Chỉ cần lấy từ 2 – 3 quả khế cắt lát hoặc giã nát, cho vào nồi cùng với nước lọc và đun sôi. Mỗi ngày ngậm vài phút rồi nuốt. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm mà cực hiệu quả bạn nên thử ngay nhé!

 

Cung cấp nước cho cơ thể

Trong thời kỳ nhiệt miệng, bệnh nhân càng nên uống nhiều nước lọc, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô, có thể uống thêm nước chè xanh nếu thích.

Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm cho cơ thể một số loại nước mát như: nước của bột sắn dây, nước nấu từ râu ngô (hay còn gọi là râu bắp), nước cam, nước chanh…có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiệt miệng.

Các loại dưa – trái cây đừng nên bỏ qua khi bị nhiệt miệng

Vị ngọt, mát, giàu vitamin, khoáng chất (kali, canxi, sắt, mangan, kẽm, chất chống oxy hóa,…) và chứa nhiều nước của các loại dưa (dưa lê, dưa hấu, dưa chuột, dưa gang,…) giúp bà bầu chống mất nước, lợi tiểu và thanh nhiệt rất tốt. Mẹ chỉ nên lưu ý ăn vừa phải, không ăn khi bị cảm, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường thai kì và bị loét miệng.

Nước dừa – thức uống không chỉ chữa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi 

Nước dừa chữa nhiệt miệng cho bà bầu
Nước dừa chữa nhiệt miệng cho bà bầu
Ngoài chứa vô vàn dưỡng chất có lợi cho bà bầu và thai nhi, loại nước tinh khiết, ngon, bổ, rẻ này còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Chỉ với một ly nước dừa nhỏ mát lạnh mỗi ngày là đủ xua tan cơn khát, cân bằng chất điện phân trong máu và giúp mẹ giảm ợ nóng, giảm táo bón suốt thai kì.
Có nhiều tranh cãi xung quanh việc bà bầu có nên uống nước dừa hay không. Câu trả lời là bạn chỉ nên uống vừa phải (2 – 3 cốc/tuần hoặc mỗi ngày một ly nhỏ). Không nên uống ngay khi vừa đi nắng về, không uống quá lạnh hay uống vào buổi tối. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu thai kì và những mẹ bầu bị tiểu đường cũng hạn chế uống loại nước này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *