Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Bỏ túi ngay 10 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1 tuổi – 2 tuổi) sau đây bệnh nhiệt của bé sẽ không khiến các mẹ phải lo lắng nữa!
Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xảy ra vào các mùa trong năm nhiều nhất là mùa hè. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhiệt miệng, bệnh này tuy có thể tự khỏi nhưng những nốt nhiệt làm bé quấy khóc, biếng ăn hơn.
Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ cách chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh an toàn, dễ thực hiện ngay tại nhà. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Cách chữa nhiệt miệng nhanh cho bé tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm
Rau má
Xay lá rau má, vắt lấy nước cốt thêm một chút đường phèn, sau đó cho bé uống. Lá rau má có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc vì thế các nốt nhiệt nhanh chóng biến mất.
Nước râu ngô
Nếu bé không thích uống lá rau má với đường phèn cha mẹ có thể nấu nước râu ngô cho bé uống. Nước râu ngô cũng có tác dụng tương tự nhưng dễ uống hơn. Uống nước râu ngô đều đặn mỗi ngày các nốt nhiệt cũng nhanh khỏi hơn.
Mật ong
Phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian hiệu quả dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng tăm bông bôi mật ong vào nốt nhiệt miệng cho bé hoặc bé ngậm mật ong. Theo các nghiên cứu khoa học mật ong có tác dụng tiêu diệu nhiều loại nấm và vi khuẩn, tuy nhiên cần mua mật ong ở địa chỉ có uy tín.
Đây là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ 1 tuổi, trẻ 2 tuổi được nhiều mẹ áp dụng cho bé tại nhà vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh đây cũng là phương pháp an toàn.
Bột sắn dây
Là loại bột có trong tủ bếp nhiều gia đình Việt, bột sắn dây có công dụng làm mát rất tốt. Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, cho thêm một ít đường sau đó cho bé uống. Nếu mẹ lo lắng bé bụng dạ không được tốt, mẹ nên nấu chín bột sắn cho bé dùng.
Nước ép cà chua
Sử dụng cà chua sạch để làm nước ép cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày, mẹ sẽ thấy nốt nhiệt miệng của bé tan dần. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé, mẹ nên chú ý cho bé uống nhiều hoặc ít nước ép cà chua tránh làm bé bị đau bụng.
Vỏ dưa hấu
Khi ăn dưa hấu các mẹ đừng vội vứt vỏ, có thể tận dụng vỏ dưa hấu để trị nhiệt miệng cho bé. Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng tán thành bột, trộn cùng với nước đun sôi để nguội, cho thêm một chút mật ong sao cho tạo thành một dung dịch sệt. Bôi dung dịch này vào nốt nhiệt cho bé ngày từ 1 – 2 lần mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cam thảo
Cho một chút cam thảo vào nước đun sôi, sau đó để nguội, cho bé uống nước này 4 – 5 lần một ngày bệnh nhiệt miệng của bé sẽ không khiến các mẹ phải lo lắng nữa. Nước cam thảo ngọt, dễ uống, nhiều bé rất thích, có thể nói đây là một trong những cách chữa nhiệt miệng đơn giản cho trẻ tại nhà.
Lá rau ngót
Bạn rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần, lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc.
Củ cải
Cạo vỏ, sau đó rửa sạch củ cải, xắt nhỏ và xay nhuyễn, vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi cho bé súc miệng (nếu được) hoặc bôi vào nốt nhiệt miệng cho bé 3 lần một ngày. Chỉ với cách này sau 2 ngày bệnh nhiệt miệng của bé đã khỏi hoàn toàn.
Lá húng quế
Dùng một ít lá húng quế xay nhuyễn, sau đó đắp lên nốt nhiệt miệng để giảm đau, làm dịu nốt nhiệt trong miệng bé.
Với cách này mẹ có thể kết hợp với một trong các cách kể trên để chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng với những thông tin chia sẻ trên bệnh nhiệt miệng của bé không còn là nỗi lo của các mẹ nữa.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào khác, bạn vui lòng để lại câu hỏi bên dưới bài viết này nhé!