Tác hại khôn lường của bệnh nghiến răng

4/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Bệnh nghiến răng là một hiện tượng bệnh lý thường gặp và có thể xảy ra ở bất cứ người nào, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tác hại của bệnh nghiến răng là vô cùng lớn. Chúng không những gây phiền toái cho giấc ngủ của người khác mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe người bệnh.

Vậy bệnh nghiến răng có tác hại như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những băn khoăn của bạn.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng

Nghiến răng là hiện tượng thường xuyên nghiến chặt hàm răng và tạo ra tiếng ken két. Nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng có thể do một trong những những nguyên nhân sau:

Bệnh nghiến răng xuất hiện do răng mọc lệch lạc

Khi người bệnh có khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới bị lệch sẽ kéo theo việc răng không được thẳng hàng. Lúc này, 2 hàm răng không thể khít sát tương thích với nhau nên theo phản xạ tự nhiên, chúng sẽ có xu hướng cọ sát và tạo ra tiếng kêu.

Bị bệnh nghiến răng do răng mọc lệch lạc
Bị bệnh nghiến răng do răng mọc lệch lạc

Bệnh nghiến răng xuất hiện do tác dụng phụ của một số thuốc

Người bệnh sử dụng thuốc ngủ hoặc một số thuốc thần kinh sẽ tác động đến thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra tật nghiến răng.

Bệnh nghiến răng xuất hiện do mắc các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… sẽ làm cho tình trạng nghiến răng trở nên nặng hơn.

Bệnh nghiến răng xuất hiện do stress, lo âu, căng thẳng

Trong rất nhiều trường hợp, người bệnh đang trong giai đoạn mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng… cũng có thể gây nên tình trạng nghiến răng.

 Khi bị căng thẳng sẽ rất dễ gây ra tình trạng nghiến răng
Khi bị căng thẳng sẽ rất dễ gây ra tình trạng nghiến răng

Bệnh nghiến răng xuất hiện do chế độ ăn uống không hợp lý

Người bệnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hoặc người bệnh đang trong tình trạng bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, canxi,… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nghiến răng.

 

2. Tác hại khôn lường của bệnh nghiến răng

Bệnh nghiến răng thường xảy ra vào lúc ngủ nên người bệnh thường không biết tình trạng của mình. Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên bệnh nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng.

Tình trạng mòn răng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian nghiến răng và độ cứng của mô răng của từng bệnh nhân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, răng bị mòn mặt nhai để lộ lớp ngà răng bên trong. Lúc này, răng sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi các tác nhân bên ngoài cũng như dễ bị ê buốt và nhạy cảm hơn.

Bệnh nghiến răng sẽ làm mòn răng
Bệnh nghiến răng sẽ làm mòn răng

Ngoài tình trạng mòn răng, bệnh nghiến răng nếu tồn tại lâu ngày có thể làm thay đổi khớp cắn giữa hai hàm. Tình trạng này làm cho các cơ hàm bị co thắt, mỏi, đau. Nếu các cơ hoạt động quá mức có thể làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, đồng thời tác động lên khớp gây ra những tổn thương cấu trúc khớp như rối loạn khớp thái dương – hàm.

Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau: đau khớp hàm, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai, rối loạn vận động há miệng lệch, há miệng khó… Trẻ em nếu bị bệnh nghiến răng sẽ rất dễ khiến răng bị sâu và thậm chí là gãy răng.

3. Mẹo chữa bệnh nghiến răng hiệu quả

Chữa bệnh nghiến răng bằng đậu đen hầm muối

Sử dụng đậu đen là một trong những mẹo dân gian chữa bệnh nghiến răng hiệu quả. Bạn hãy đem đậu đen đãi sạch, ninh nhừ như nấu chè nhưng thay vì cho đường ta cho muối. Lưu ý, chỉ cho lượng muối vừa đủ, cho nhiều muối quá sẽ khó ăn. Bạn nên ăn hết cả cái và nước, sau 2-3 tuần, tật nghiến răng sẽ khỏi.

Sử dụng đậu đen để chữa bệnh nghiến răng
Sử dụng đậu đen để chữa bệnh nghiến răng

Chữa bệnh nghiến răng bằng Pín lợn (dái lợn)

Theo dân gian truyền lại, mua pín lợn của heo đực phải lấy cả dương vật, có dạng dây dài bằng cái đũa, khoảng 15-25 cm. Pín lợn rửa sạch, bóp với muối cho hết hôi, cắt khúc khoảng 5 cm cho vào một cái bát thêm chút gia vị, hấp cách thủy cho chín (không nên hầm quá nhừ sẽ mất tác dụng), rồi ăn trước khi ăn cơm. Ăn khỏang 9-10 ngày là hết.

Muốn mua pín lợn thì phải đặt trước ở những hàng thịt, lò mổ vì nếu không dặn trước, người ta thường vứt đi, vì không ai ăn. Đây là cách chữa trị bệnh nghiến răng khi ngủ tận tâm được nhiều người áp dụng.

Trên đây là tổng hợp những mẹo chữa bệnh nghiến răng hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Không ai nhớ rõ nguồn gốc hình thành những phương pháp này, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp áp dụng và chữa khỏi. Nếu đang bị tật nghiến răng làm phiền bạn có thể áp dụng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết Tư vấn chung về nha khoa để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác!

4. Một số lưu ý cần phải nhớ khi mắc bệnh nghiến răng

Bạn nên biết rằng, muốn chữa dứt điểm bệnh nghiến răng phải biết nguyên nhân bệnh và điều trị bệnh dứt điểm là cả một quá trình dài. Vì vậy, ngoài những mẹo chữa bệnh nghiến răng như trên bạn có thể áp dụng kết hợp những điều sau trong cuộc sống hàng ngày:

  • Trước khi đi ngủ nên thả lỏng đầu óc và giữ cho tinh thần thoải mái. Hoặc thực hiện một bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để giấc ngủ sâu hơn.
  • Sử dụng khí cụ bảo vệ răng khi ngủ. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn những tổn thương lên răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương.
Thư giãn trước khi ngủ để tránh tình trạng bị nghiến răng
Thư giãn trước khi ngủ để tránh tình trạng bị nghiến răng
  • Kiểm soát tinh thần của mình, tránh để tinh thần rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và Fluor giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia…

Khắc phục tình trạng nghiến răng không chỉ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ những tổn thương trên răng do tình trạng này gây ra.

Trên đây những vấn đề về bệnh nghiến răng mà nhiều người quan tâm, nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp cho bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *