Tác dụng của biện pháp trám răng sâu

5/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở Việt Nam. Để khắc phục được tình trạng này, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp trám răng sâu. Vậy tác dụng của biện pháp trám răng sâu là gì?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Trám răng sâu là gì?

Trám răng cũng giống như phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ thông thường, đó là cách để khôi phục lại một chiếc răng bị hư hỏng như răng sâu, sứt, mẻ,… giúp răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng bình thường của nó.

Để thực hiện việc trám răng sâu, các bác sĩ sẽ phải loại bỏ các phần răng bị hư hỏng, làm sạch vùng bị ảnh hưởng, sau đó dùng chất chuyên dụng để lấp kín vùng khoảng trống.

Vật liệu được sử dụng để trám răng sâu có thể bao gồm vàng, sứ, một loại nhựa tổng hợp (các chất hàn răng có màu) và Amalgam (thủy ngân, bạc, đồng, thiếc và đôi khi kẽm).

Khi răng xuất hiện các lỗ sâu thì bạn nên tiến hành trám răng sâu
Khi răng xuất hiện các lỗ sâu thì bạn nên tiến hành trám răng sâu

 

2. Khi nào cần trám răng sâu?

Như trên đã nêu, có lẽ phần nào các bạn cũng đã hiểu khi nào chúng ta cần trám răng sâu. Đó là khi sâu răng đã phát triển đến mức độ tạo thành những lỗ sâu gây đau nhức. Có những lỗ sâu nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được và để ngăn cản sự tấn công của sâu răng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn hãy đến nha khoa thường xuyên để được nha sĩ kiểm tra tình trạng răng.

Đối với những lỗ sâu lớn thì trám răng sâu lại càng quan trọng bởi nó sẽ hạn chế được sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây sâu răng. Một khi răng bị sâu, mô răng bị phá hủy mà không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy, thậm chí phải nhổ bỏ răng.

Bạn đang thắc mắc Hàn trám răng bị vỡ có đau không?

3. Tác dụng của biện pháp trám răng sâu

Khi bị sâu răng chúng ta thường phải đối mặt với những cơn đau nhức và ê buốt khó chịu, là khi thức ăn mắc vào kẽ răng sâu. Bên cạnh đó thì chiếc răng bị sâu cũng không thể chịu được lực nhai tốt như chiếc răng bình thường.

Nếu chúng ta nhai đồ cứng, dai thì nó rất dễ bị vỡ. Khi đó phương pháp trám răng sâu sẽ khắc phục tình trạng này. Cụ thể, trám răng sâu có những tác dụng sau:

Trám răng sâu giúp hạn chế sâu răng phát triển

Trám răng sâu chính là trám phủ một lớp vật liệu khác lên chiếc răng bị sâu. Điều này sẽ giúp “cách ly” men răng với các yếu tố tác động bên ngoài. Với những chiếc răng chớm sâu, tác dụng của việc trám răng sâu sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển nặng lên của sâu răng.

Nếu răng đã bị sâu thì bắt buộc người bệnh phải thực hiện điều trị răng sâu, bằng cách nạo bỏ ổ sâu trước khi trám răng. Do đó, nói chính xác hơn, trám răng sâu không có tác dụng chữa sâu răng mà chỉ có tác dụng ngừa sâu răng và hạn chế sâu nặng cho các trường hợp chớm sâu.

Chính vì vậy, nếu trám răng sâu ngay từ khi ổ sâu mới chỉ chớm, bạn sẽ không mất thêm thời gian điều trị và sẽ bảo tồn được răng đến mức tối đa.

Trám răng sâu sẽ giúp hạn chế sâu răng phát triển
Trám răng sâu sẽ giúp hạn chế sâu răng phát triển

Trám răng sâu giúp khôi phục răng sau khi điều trị ổ sâu

Như trên đã nói, khi sâu răng ở mức độ nặng, muốn khắc phục triệt để thì cần làm sạch hoàn toàn ổ sâu trước khi trám răng. Sau khi làm sạch những ổ sâu răng này, trên răng sẽ có lỗ hổng làm mất đi tính thẩm mỹ nên trám răng sâu sẽ giúp khôi phục lại hình dáng và màu sắc răng bình thường như ban đầu.

Trám răng sâu giúp phục hình thân răng

Khi các vi khuẩn sâu răng hoạt động sẽ tạo ra các chất axit làm phá vỡ men răng. Do đó, răng sẽ bị khiếm khuyết một phần men răng. Lúc này, chất trám răng được dùng khi trám răng sâu sẽ đóng vai trò thay cho men răng đã bị mất đi vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và vừa giúp răng nhai thức ăn dễ dàng hơn.

4. Trám răng sâu bằng phương pháp nào tận tâm?

Khi bạn quyết định trám răng sâu, tận tâm nên trám bằng công nghệ Laser Tech để có hiệu quả trám thẩm mỹ cao, răng sẽ được tạo hình lại một cách tự nhiên và tương đối bền chắc. Bạn cũng cần biết rằng chất trám răng là vật liệu nhân tạo, nó không giống 100% cấu tạo răng thật. Độ bền của nó tùy thuộc vào vật liệu, công nghệ thực hiện và cả cách bạn chăm sóc răng về sau.

Lựa chọn phương pháp trám răng sâu
Lựa chọn phương pháp trám răng sâu

Đối với răng bị sâu ở mức độ vừa phải, dưới 1/3 thể tích răng thì bạn nên trám răng bằng chất Composite. Đây là loại chất có độ bám tốt dù trên diện tích nhỏ. Ban đầu, Composite được đưa vào sẽ ở dạng dẻo để dễ tạo hình. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng Laser để tạo phản ứng hóa rắn trong thời gian ngắn từ 20 – 40 giây giúp nó nhanh chóng ổn định, không bị chảy hoặc dịch chuyển.

Những răng bị sâu nặng, tình trạng mô răng bị hỏng trên 1/3 thể tích thân răng thì bạn nên trám răng bằng vật liệu sứ (Inlay/Onlay). Loại sứ này có độ bền cao và chịu lực tốt. Với diện tích răng bị bể lớn sẽ tạo được độ bám tốt cho nó trên răng. Công nghệ đúc Inlay/Onlay hiện đại và cho kết quả chính xác là dùng phần mềm CAD/CAM.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *