Niềng răng quặp thẩm mỹ thay đổi khuôn miệng như thế nào?

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Bạn luôn thắc mắc răng quặp có niềng được không, hay buồn phiền vì hàm răng quặp kém duyên? Đừng quá lo lắng – niềng răng thẩm mỹ sẽ giúp bạn lấy lại nụ đẹp, tâm thế tự tin với phác đồ điều trị hiện đại.

Răng quặp là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha răng quặp là tình trạng răng hàm dưới hoặc răng hàm có xu hướng mọc quặp vào bên trong khiến khớp cắn hai hàm bị lệch. Có nhiều trường hợp bệnh nhân có răng hàm trên quặp vào trong hàm dưới. Dấu hiệu nhận biết răng quặp là răng hai đầu thu nhọn, giữa to có chỉ dọc.

Răng quặp không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khiến chúng ta gặp khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng mà khuôn miệng và nụ cười kém duyên hơn rất nhiều; làm khuôn mặt mất cân đối hoặc biến dạng, thiếu thẩm mỹ.

Niềng răng quặp thẩm mỹ có hiệu quả không?

Sau khi tháo niềng nhiều bệnh nhân hạnh phúc với nụ cười mới, diện mạo mới bởi hàm răng đã đều đẹp, khuôn miệng cân đối, đường nét trên khuôn mặt hài hòa hơn trước rất nhiều.

Khuyết điểm của hàm răng xấu bạn đầu chỉ là “quá khứ” nếu bạn lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha.

Niềng răng giúp cải thiện tình trạng răng quặp
Niềng răng giúp cải thiện tình trạng răng quặp

Niềng răng quặp khó thực hiện hơn so với niềng răng hô vẩu… rất nhiều. Nếu bác sĩ lên phác đồ điều trị không chuẩn, chỉ định sai lực kéo trong quá trình nắn chỉnh răng thì hiệu quả đạt được không cao.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân sử dụng mắc cài và dây cung không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đó là chưa kể đến việc tốn kém chi phí và mất thời gian khắc phục hậu quả.

 

Quy trình niềng răng quặp an toàn – hiệu quả nhất hiện nay

Để đảo hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, ngoài những yếu tố liên quan đến trình độ chuyên môn của bác sĩ thì quy trình niềng răng quặp cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp phim
  • Bước 2: Phân tích và lên phác đồ điều trị
  • Bước 3: Lấy mẫu và thiết kế mắc cài
  • Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
  • Bước 5: Chỉnh nha định kỳ
  • Bước 6: Tháo mắc cài và đeo máng duy trì.

Bạn sẽ đeo mắc cài để nắn chỉnh răng trong thời gian từ 1 năm rưỡi đến 3 năm thì được tháo niềng

Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 3 năm tùy vào độ tuổi chỉnh nha và mức độ hàm răng quặp của bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *