Những cách đơn giản đánh bay chứng ê buốt răng

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Răng nhạy cảm không chỉ gây đau đớn mà nó còn khiến bạn thường xuyên bị ê buốt. Vậy triệu chứng bị ê buốt răng là bệnh gì và bạn nên làm sao để giảm ê buốt răng?

Triệu chứng răng nhạy cảm hay còn gọi là ê buốt răng thể hiện khá rõ. Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, những thực phẩm đồ uống có tính axit cao hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì có nghĩa là hàm răng của bạn đang bị ê buốt. Đây là triệu chứng bị ê răng rõ nét mà bạn có thể cảm nhận được.

Nguyên nhân bị ê buốt răng là do phần ngà răng bị lộ. Thông thường, ngà răng được bảo vệ bởi lớp men răng khá cứng ở bên ngoài nhưng do tác động phần men răng sẽ bị bào mòn dần. Phần men răng xi măng bảo vệ bên ngoài này bị mất thì ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài.

Việc chải răng quá mạnh hoặc dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao cũng có thể gây mòn bề mặt men răng và lộ ngà.

Triệu chứng bị ê buốt răng là bệnh gì?

Một khi bạn đã xuất hiện triệu chứng bị ê răng thì đây là dấu hiệu cho thấy của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm:

Hiện tượng ê buốt răng?
Hiện tượng ê buốt răng?

 

Mòn men răng

Khi ngà răng bị lộ thì những kích thích từ bên ngoài sẽ đi vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng và đi vào ống tủy chứa các dây thần kinh và mạch máu tiếp nhận và phản hồi thông tin, gây nên tình trạng ê buốt khó chịu.

Một chế độ ăn chứa nhiều axít như nhiều thức ăn chua, dưa chua hoặc nước soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà. Chứng trào ngược thực quản cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng bị mòn hoặc răng ê buốt gây ra bởi các axít có trong miệng.

Sâu răng 

cũng gây ra triệu chứng bị ê răng. Việc vệ sinh răng miệng không tốt cộng với thói quen ăn đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, tạo thành các axit gây sâu răng. Các lỗ sâu răng chính là nguyên nhân gây cho bạn những cơn đau ê nhức, Đây là một dạng của mòn men

Ngoài ra một số bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu cũng có thể gây ra tình trạng ê buốt răng. Răng nhạy cảm mỗi khi ăn đồ kích thích nóng lạnh cũng sẽ xảy ra triệu chứng bị ê răng.

Điều trị triệu chứng ê buốt răng như thế nào?

1. Hãy thử các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Một vài thương hiệu kem đánh răng trên thị trường có sản phẩm dành cho người có răng nhạy cảm. Một vài loại kem chứa một hoạt chất gọi là kali natri, giúp ngăn chặn hình thành ống nhỏ trong ngà răng. Chúng không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng sử dụng kem chuyên dụng này nên là bước khởi đầu.

Cách bạn sử dụng kem đánh răng rất quan trọng. Rất nhiều người thường sử dụng một loại kem đánh răng trong thời gian ngắn, sau đó dừng lại. Đó chính là sai lầm, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng này về lâu dài.

Dùng các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Dùng các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

2. Thay đổi cách chải răng 

Nếu bạn không sử dụng bàn chải mềm, nếu bạn chải răng mạnh, hoặc nếu bạn không chải răng đầy đủ trong 2 phút, sau đó bạn lại không làm bất cứ điều gì có lợi cho hàm răng nhạy cảm của mình. Đánh răng mạnh thực sự có thể làm mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn. Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu tụt lợi hay mất xương và kết quả là chân răng lộ ra – sau đó bạn cũng chà mất cả men chân răng.

Men chân răng có tác dụng bảo vệ chân răng nhưng nó thậm chí lại bị mòn đi nhanh hơn so với men răng. Hãy thay đổi thói quen đánh răng để nhận thấy sự thay đổi lớn.

Thay đổi cách chải răng
Thay đổi cách chải răng

3. Tránh đồ uống và thức ăn có tính axit

Tiếp xúc với rượu vang đỏ, nước uống có ga, các loại nước ép trái cây và các loại thực phẩm có tính axit như cam và dưa chua có thể khiến men răng bị tấn công liên tục. Hãy hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống, cố gắng đánh răng sau khi ăn ít 20 phút (không được sớm hơn vì đánh răng vào thời điểm đó có thể khiến men răng bạn bị tổn thương thêm).

Ngay cả khi răng bạn chưa thấy có vấn đề gì thì tận tâm vẫn nên thận trọng với việc tiêu thụ một số loại đồ ăn, thức uống định, men răng mất đi sẽ không khôi phục lại được.

4. Hãy yêu cầu bác sỹ trám răng

Thực hiện phương pháp hàn trám răng
Thực hiện phương pháp hàn trám răng

Nếu bạn sử dụng kem đánh răng chuyên dụng không hiệu quả, hãy nói với bác sỹ về việc bọc màng rào cản. Bôi lớp phủ florid hoặc trám hạt nhựa cho các vùng răng nhạy cảm. Chúng sẽ mòn đi theo thời gian từ một vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng, do đó nó sẽ cần phải được trám lại.

Phương pháp hàn trám răng sẽ sử dụng loại vật liệu nha khoa là composite hoặc xi măng silicat trám bít vào phần răng bị mòn men. Bản chất của phương pháp này là vật liệu nha khoa sẽ thay thế phần men răng, hạn chế tình trạng lộ ngà cũng như các tác động bên ngoài đến răng. Trám răng diễn ra khá đơn giản và hoàn thành chỉ sau 15-20 phút nếu bác sỹ có chuyên môn giỏi.

5. Ngừng nghiến răng

Ngừng nghiến răng
Ngừng nghiến răng

          

Nếu bạn nghiến răng khi gặp căng thẳng, men răng bạn sẽ bị mài mòn và khiến răng trở nên nhạy cảm. Bạn thậm chí còn không nhận ra rằng chính bạn đang tự mài mòn men răng mình: thông thường người ta chỉ làm điều đó khi đang ngủ, đau lợi và đau đầu không rõ nguyên nhân có thể là một đầu mối để phát hiện ra tình trạng này.

Nếu bạn nghiến răng hãy thử dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm, hoặc thay đổi tư thế ngủ. Nếu bạn nhận thấy mình nghiến chặt răng trong ngày, hãy nhắc nhở bản thân để hàm được thư giãn với hai hàm răng cách xa nhau.

6. Điều trị tụt nướu

Điều trị tụt nướu
Điều trị tụt nướu

Thông thường chân răng được bao phủ bởi mô nướu. Nhưng nếu bạn bị tụt nướu, nguyên do từ các căn bệnh về lợi, hoặc thậm chí là do đánh răng mạnh, sau đó chân răng sẽ bị lộ ra và men chân răng có thể mòn đi. Các nha sĩ có thể khôi phục lại phần nướu bị tụt của bạn ví dụ như điều trị liên quan đến phẫu thuật ghép mô.

Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng tốt, tích cực đi khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần sẽ là giải pháp khi bạn bị ê buốt răng do cách bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.

Như vậy, khi bạn có triệu chứng bị ê buốt răng như trên thì tận tâm nên đến gặp nha sỹ sớm để tiến hành thăm khám và nha sỹ sẽ là người có chỉ định điều trị cụ thể cho bạn. Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài quá mức thì sẽ có ảnh hưởng đến cấu trúc của răng và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *