Lấy cao răng có đau không?

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 13/01/2023

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao mình luôn vệ sinh răng thường xuyên mà răng vẫn bị ố vàng, có mùi hôi, còn dễ bị chảy máu chân răng và các bệnh lý răng miệng không? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn đến từ cao răng hay còn gọi là vôi răng.

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vôi răng giống như một ngôi nhà đầy dưỡng chất chứa những con vi khuẩn. Chúng phát triển, sinh sôi, hoạt động tại vôi răng để nhăm nhe tấn công đến những chiếc răng của bạn. Để loại bỏ nó, bạn chỉ có cách đến nha khoa để thực hiện lấy cao răng mà thôi. Vậy lấy cao răng có đau không? Hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến cao răng trong bài viết ngày hôm nay cùng nhau ngay nào!

Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là gì? Lấy cao răng có đau không?

Cao răng hay vôi răng chính là những mảnh vụn, mảng bám của thức ăn còn sót lại, không được làm sạch bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muỗi canxi carbonat, calcium phosphate. Thời gian cứ trôi qua càng lâu, mảng bám sẽ lại càng dày lên, đóng thành từng mảng nằm dưới thân răng và nướu. Chúng gây mất thẩm mỹ, tạo mùi hôi và đặc biệt là giúp vi khuẩn cư trú. 

Tác động của bàn chải không đủ để đánh bật chúng ra mà bạn cần dụng cụ chuyên dụng của phòng khám mới có thể lấy sạch. Chính vì vậy mà lấy cao răng là việc làm cực kỳ cần thiết.

Lấy cao răng tại phòng khám nha khoa
Lấy cao răng tại phòng khám nha khoa

Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng chính là việc làm sạch các mảng bám đã bị vôi hóa, khiến nó rơi ra nhờ dụng cụ cạo vôi. Phương pháp cạo vôi răng hiện đại nhất, được áp dụng phổ biến tại các phòng khám là nhờ độ rung của sóng siêu âm. 

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng thực chất chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó. Cộng thêm sự hỗ trợ của máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm giúp các mảng bám rơi ra dễ dàng. Tuy nhiên để đánh giá được việc lấy vôi răng có đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Mức độ vôi răng

Đối với những người lấy cao răng định kỳ, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, tình trạng vôi răng mỏng thì quá trình này diễn ra rất nhanh và không gây ra nhiều đau đớn. Tuy nhiên, khi cao vôi đóng thành những mảng lớn, lắng đọng và bám chặt vào dưới nướu, khi lấy cao răng bác sĩ sẽ phải làm kỹ hơn, tác động lực mạnh hơn và gây ra một số cảm giác đau.

Bên cạnh đó khi vôi răng dày rất dễ gây ra tình trạng viêm nướu, nướu nhạy cảm hơn, bị sưng, đó là lý do vì sao bạn sẽ bị đau khi lấy cao răng. 

Dụng cụ lấy cao răng

Trước khi phương pháp sử dụng sóng siêu âm ra đời, để lấy cao răng bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay hoặc sử dụng máy thổi cát. Phương pháp cũ chính là nguyên nhân gây đau cho khách hàng vì lực tác động mạnh. Hiện nay, có một số phòng khám cơ sở vật chất còn hạn chế, vẫn còn đang áp dụng kỹ thuật lấy cũ, vậy nên để tránh được những địa chỉ này khi muốn lấy cao răng không đau.

Tay nghề bác sĩ

Bác sĩ có tay nghề cao, thực hiện các thao tác nhẹ nhàng sẽ giúp hạn chế được nguy cơ gây đau khi lấy cao răng. Với những bác sĩ chưa thành thạo, sẽ dễ tác động đến lưỡi, phần má trong, nướu,…sẽ làm bạn bị đau, ê buốt.

Ngoài ra, với những người lấy cao răng lần đầu có thể sẽ cảm thấy hơi ê buốt, đau răng sau khi nào vì răng chưa quen với tác động của sóng siêu âm. Tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt ở những lần sau nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé!

Sự khác biệt sau khi lấy cao răng
Sự khác biệt sau khi lấy cao răng

 

Có nên lấy cao răng định kỳ không?

Như vậy, lấy cao răng sẽ không gây đau nếu bạn thực hiện bằng phương pháp sóng siêu âm và nhờ có bác sĩ chuyên nghiệp. Tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng nó lại có tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Không lấy cao răng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, ẩn chứa nhiều hậu quả mà bạn không lường trước được. Những tác hại đó là gì, nên đi lấy cao răng định kỳ không và bao lâu thì đi lấy một lần?

Tác hại của vôi răng đến sức khỏe răng miệng

Chăm sóc sức khỏe răng miệng không phải là chuyện ngày một ngày hai, nó cũng giống như bạn nuôi một cái cây vậy, phải chú ý đến nó ngay từ khi còn nhỏ. Cao răng giống như những chú sâu cần được loại bỏ thường xuyên bằng các dụng cụ đặc biệt tại phòng khám để giúp hàm răng luôn khỏe mạnh, vững chắc. Nếu bạn bỏ quên nó, không lấy cao răng thì sẽ phải đối mặt với những điều sau:

Gây hôi miệng

Hơi thở nặng mùi chính là việc mà mảng bám gây ra, các thức ăn cứ tích tụ từ cũ đến mới, thay phiên nhau tạo thành một bức tường dày, bám chắc vào thân răng. Chúng là ổ vi khuẩn trong miệng bạn, tạo nên mùi hôi khó chịu, mà dù bạn có đánh răng cũng không thể hết được.

Tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển

Nếu vi khuẩn cần một ngôi nhà để ở thì mảng bám chính là căn chung cư mà được chúng yêu thích. Với đầy đủ dưỡng chất màu mỡ, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng để đi tấn công toàn bộ khoang miệng. Đây là mối liên kết chặt chẽ, một vòng tuần hoàn của vấn đề vi khuẩn – hôi miệng – bệnh lý.

Tác nhân gây bệnh răng miệng

Vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, lại không được loại bỏ sẽ đi tung hoành khắp nơi để gây viêm. Đây là lý do vì sao bệnh viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng lại vẫn xảy ra mặc cho bạn có đánh răng. Nguy hiểm hơn, nó sẽ gây tình trạng rụng răng sớm, tụt lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng và cấu tạo răng miệng.

Làm ố vàng răng, gây mất thẩm mỹ

Không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, cao răng dễ dàng nhìn thấy trực quan nhất khi làm ố vàng hàm răng, mất thẩm mỹ, thiện cảm của chính bạn. Cao răng ở dạng nặng có thể chuyển biến thành màu nâu, đỏ nâu, khiến bạn mất tự tin, mất điểm trong giao tiếp. 

Cao răng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng
Cao răng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng

Bao lâu nên đi lấy cao răng một lần?

Lấy cao răng tuy là một kỹ thuật đơn giản, thời gian lấy cao răng cũng rất nhanh, chỉ tốn của bạn khoảng 15 phút mỗi lần nhưng lại đem đến vô vàn lợi ích. Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Chính vì vậy mà theo các chuyên gia nha khoa hàng đầu, ai cũng nên đi lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần. Nếu bạn là người có thói quen chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống tốt, quá trình hình thành cao răng diễn ra chậm thì có thể lấy cao răng 6 tháng/ 1 lần.

Đối với những người có men răng sần sùi, cơ thể dễ bị tích tụ mảng bám thức ăn, thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt, uống cà phê, trà, hút thuốc,.. thì lên đi lấy cao răng thường xuyên hơn. Tuy nhiên cũng không nên lấy cao răng quá gần nhau, thời gian khuyến cáo ít nhất là 3 tháng/ 1 lần. Vậy nên tùy thuộc vào tình trạng của bạn thân bạn hãy chú ý và lựa chọn thời điểm thích hợp để lấy cao răng định kỳ.

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Như vậy, lấy cao răng là việc làm cực kỳ cần thiết mà ai cũng nên nghiêm túc thực hiện để duy trì hàm răng khỏe mạnh, sáng đẹp. Để đảm bảo sau khi lấy cao răng không bị đau, ê buốt, cũng như hạn chế tối đa quá trình hình thành mảng bám thì bạn nên lưu ý thực hiện những điều sau đây:

Chế độ ăn uống

  • Sau khi lấy cao răng nên kiêng ăn đồ lạnh, đồ quá nóng vì lúc này men răng đang còn khá yếu, dễ gây ê buốt răng. 
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê, uống trà, các loại thực phẩm sậm màu, có chứa nhiều axit sau khi lấy cao răng. Việc này nhằm hạn chế hình thành cao răng, làm xỉn màu răng của bạn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ và hoa quả tươi, tăng cường bổ sung vitamin, các khoáng chất tốt cho sức khỏe và răng miệng.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ xé, không nên ăn đồ quá cứng, quá dẻo dễ bám vào răng, khó làm sạch răng, nguy cơ hình thành mảng bám cao.

Cách chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng đúng cách, mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay tăm
  • Thăm khám răng và lấy cao răng theo đúng định kỳ
Lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần
Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần

Địa chỉ lấy cao răng uy tín, không đau

Lấy cao răng có đau không phụ thuộc phần lớn vào kỹ thuật lấy cao răng và tay nghề bác sĩ thực hiện và một phần còn lại vào tình trạng sức khỏe của bản thân. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị đau răng, ê buốt khi lấy cao răng thì bạn hãy chú ý đến việc lựa chọn phòng khám. 

Bạn nên tìm đến các cơ sở, phòng khám có trang bị trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh, có hệ thống máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm. Đồng thời, có đội ngũ bác sĩ, nhân viên kinh nghiệm dày dặn, tay nghề thuần thục thực hiện cho mình. Nhất là với những người lần đầu lấy cao răng, bạn cần chú ý hơn đến bác sĩ thực hiện để không bị đau sau khi lấy cao răng nhé.

Tại Hà Nội bạn hãy đến với phòng khám nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách để lấy cao răng bởi tại đây đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tốt nhất. Tùy vào cấp độ, tình trạng vôi răng của bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án phù hợp nhất. Đồng thời, sau mỗi lần lấy cao răng bạn còn được đánh răng răng, vệ sinh răng miệng cẩn thận, đem lại cho bạn hàm răng sạch sẽ, trắng sáng.

Hiện nay, mức giá khi lấy cao răng tại nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách là:

  • Lấy cao răng và đánh bóng mức độ 1 có giá 100.000 VNĐ/ 1 ca
  • Lấy cao răng và đánh bóng mức độ 2 có giá 200.000 VNĐ/ 1 ca
  • Lấy cao răng và đánh bóng mức độ 3 có giá 250.000 VNĐ/ 1 ca

Như vậy, lấy cao răng có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu bạn đảm bảo được tình trạng sức khỏe răng miệng tốt, tay nghề bác sĩ cao và phương pháp hiện đại thì hoàn toàn không phải lo lắng. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về thủ thuật lấy cao răng. Mọi thắc mắc xin để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp chi tiết hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *