Kinh nghiệm chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em các bà mẹ nhất định phải đọc

5/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Dạo gần đây, chủ đề cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em đang được các mẹ bàn luận xôn xao trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội.

Tình trạng nhiệt lưỡi gây ra không ít phiền toái cho trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh nhất là các mẹ mới sinh lần đầu. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt lưỡi là gì? Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua tình trạng khó chịu này một cách nhanh nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho mình các mẹ nhé!

Cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Nhiệt lưỡi là một bệnh rất thường gặp ở người lớn chứ không riêng ở trẻ em. Tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nhiệt miệng, lưỡi khiến trẻ đau rát trong ăn uống, cảm giác không ngon miệng và quấy khóc. Nếu để lâu ngày trẻ rất dễ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, tình trạng loét miệng, nhiệt lưỡi thường xảy ra khi sức đề kháng bé yếu, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, PP, C,…) thậm chí do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Trẻ bị nhiệt lưỡi có thể do rất nhiều nguyên nhân
Trẻ bị nhiệt lưỡi có thể do rất nhiều nguyên nhân

Vì vậy, muốn chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh để từ đó nhanh chóng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị bạn cần vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, mặc dù rất đau nhưng hãy động viên và cố gắng vệ sinh để tránh viêm nhiễm, giúp các vết nhiệt lưỡi mau lành.

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý chế độ ăn nhiều dinh dưỡng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin, đặc biệt là vitamin B, PP, C… Trong thời gian này các mẹ nên xay lỏng thức ăn và trái cây để bé dễ nuốt, sữa công thức, sữa chua, váng sữa vẫn cho bé ăn bình thường không kiêng cữ.

 

5 mẹo, cách chữa nhiệt lưỡi được các mẹ Việt áp dụng thành công

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới các bạn những phương pháp trị nhiệt lưỡi được chọn lọc cẩn thận từ các nguồn tin đáng tin cậy để các bạn có thể dễ dàng tham khảo. Các bạn có thể an tâm khi áp dụng bởi đây đều là các thực phẩm lành tính, dễ kiếm và chữa nhiệt lưỡi hết sức “thần kỳ”.

Nước râu ngô

Nước dâu ngô giúp bé khỏi nhiệt lưỡi nhanh chóng
Nước dâu ngô giúp bé khỏi nhiệt lưỡi nhanh chóng

Rau má và dâu ngô vốn được xem là 2 loại thảo dược dân gian đặc biệt, giúp thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng. Nếu bé không thích uống lá rau má với đường phèn cha mẹ có thể nấu nước râu ngô cho bé uống khi bé bị nhiệt miệng, lưỡi.

Uống nước râu ngô đều đặn mỗi ngày các nốt nhiệt lưỡi cũng nhanh khỏi hơn.

Dùng mật ong để trị nhiệt lưỡi cho bé

Phương pháp chữa nhiệt lưỡi dân gian hiệu quả này dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng tăm bông bôi mật ong vào nốt nhiệt miệng cho bé hoặc cho bé uống hoặc ngậm 1 chút mật ong.

Theo các nghiên cứu khoa học mật ong có tác dụng tiêu diệt nhiều loại nấm và vi khuẩn, tuy nhiên bạn cần lưu ý mua mật ong ở các địa chỉ uy tín.

Chữa nhiệt lưỡi cho bé bằng mật ong
Chữa nhiệt lưỡi cho bé bằng mật ong

Bột sắn dây

Là loại bột có trong tủ bếp nhiều gia đình Việt, bột sắn dây có công dụng làm mát rất tốt.

Khi bé bị nhiệt lưỡi mẹ có thể pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, cho thêm một ít đường sau đó cho bé uống. Nếu lo lắng bé bụng dạ không được tốt, mẹ nên nấu chín bột sắn cho bé dùng.

Sử dụng nước ép cà chua chữa nhiệt miệng cho trẻ

Nước ép cà chua không chỉ tốt cho cơ thể mà có tác dụng chữa nhiệt lưỡi ở trẻ hiệu quả
Nước ép cà chua không chỉ tốt cho cơ thể mà có tác dụng chữa nhiệt lưỡi ở trẻ hiệu quả

Sử dụng cà chua sạch để làm nước ép cho trẻ uống đều đặn mỗi ngày, mẹ sẽ thấy nốt nhiệt lưỡi của bé tan dần. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi của bé, mẹ nên chú ý cho bé uống nhiều hoặc ít nước ép cà chua tránh làm bé bị đau bụng.

Lá rau ngót

Khi bé nhà bạn bị nhiệt lưỡi hoặc nhiệt miệng bạn hãy rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Sau đó dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau của bé.

Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần, lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc.

Xem thêm bài viết: Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết cửa chúng tôi. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về cách chữa nhiệt lưỡi ở trẻ em các bạn đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *