Cập nhật lần cuối: 14/01/2023
Có thể thấy, trong những năm gần đây, bọc răng sứ đã trở thành một xu hướng cực kỳ thịnh hành. Hàng triệu người đã tìm đến bọc răng sứ như một giải pháp lý tưởng để cải thiện hàm răng kém xinh và đôi khi là kém khỏe của mình.
Nếu đang có dự định bọc răng sứ, chúng ta thường quan tâm đầu tiên đến giá cả và việc nên chọn loại răng sứ nào. Trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại răng sứ hiện nay trên thị trường để đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất với bản thân.

Trước hết, để biết được bọc răng sứ loại nào tốt, bạn cần quan tâm tới một vài yếu tố sau:
Vật liệu làm răng sứ có tốt không, có an toàn và bền chắc không?
Một chiếc răng sứ được coi là tốt không chỉ cần mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho bạn mà còn phải đảm bảo về độ bền chắc và tính an toàn với cơ thể.
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất phôi sứ trên thế giới đã tìm ra những loại vật liệu chế tác răng sứ với đặc tính ưu việt mà điển hình là Zirconia.
Zirconia có độ bền tốt, khả năng chịu lực tác động và mài mòn, đặc biệt là tính tương hợp sinh học cao, hoàn toàn không gây ra bất kỳ phản ứng nào đối với cơ thể nên thường được sử dụng trong sản xuất răng sứ, khớp hông, ngón tay nhân tạo,….
Vì vậy khi lựa chọn răng sứ, đừng bao giờ bỏ qua vật liệu chế tác nên dòng răng sứ đó là gì, đặc tính ra sao, có thích hợp dùng để phục hình răng sứ hay không.
Nguồn gốc sản phẩm, đã được kiểm định nghiêm ngặt chưa?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng răng sứ khác nhau. Bên cạnh những dòng răng sứ cao cấp cũng có không ít răng sứ siêu rẻ với 3 KHÔNG: không nguồn gốc, không thẻ bảo hành, không giấy kiểm định chất lượng.
Vì vậy trước khi bỏ ra số tiền lớn để phục hình răng sứ, hãy chắc chắn chiếc răng sứ bạn lựa chọn có chất lượng tương xứng với giá thành.
Bởi không ai khác mà chính bạn sẽ là người “chung sống” cùng chiếc răng đó và trực tiếp cảm nhận răng sứ có hoạt động tốt không, có gây vướng víu, khó chịu không hay biến chứng nào trong quá trình sử dụng không.
Địa chỉ thực hiện có chuyên nghiệp và uy tín không?
Ngoài yếu tố chất lượng răng sứ thì lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín để tiến hành thẩm mỹ răng sứ cũng rất quan trọng.
Ở những phòng khám nha khoa chuyên nghiệp, bạn sẽ nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ để chọn được loại răng sứ tốt nhất, phù hợp nhất với chất lượng thật hoàn hảo.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng răng sứ chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Vậy 2 dòng răng sứ này khác nhau ở đâu?
Về mặt cấu tạo, một chiếc răng sứ thông thường gồm có hai phần: Lớp vỏ bên ngoài và khung sườn bên trong.
Với răng sứ kim loại, lớp khung sườn được chế tạo từ kim loại, thường là hợp kim Niken – Crom, Crom – Coban hoặc Titan,… Trong khi đó, răng toàn sứ được đúc bằng khối sứ nguyên chất cứng chắc.
Sự khác nhau về mặt cấu tạo, vật liệu khiến 2 dòng răng sứ này có những điểm khác biệt cơ bản về tính thẩm mỹ, độ bền chắc, tuổi thọ, từ đó tạo nên sự chênh lệch đáng kể về chi phí thực hiện.
Tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích và chỉ ra các ưu, nhược điểm cụ thể của từng loại răng sứ để bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp với bản thân.
Một số dòng răng sứ kim loại hiện nay trên thị trường
Dòng răng sứ kim loại có ưu điểm là cứng chắc hơn răng thật, giá thành thấp nhưng giá trị thẩm mỹ không cao, màu sắc kém tự nhiên, có thể gây kích ứng, dị ứng kim loại, viêm nướu hoặc đen viền cổ răng sau một thời gian phục hình.
LOẠI RĂNG SỨ | CẤU TẠO | ƯU ĐIỂM NỔI BẬT | HẠN CHẾ |
Răng sứ kim loại thường (800.000đ/răng) | Cấu tạo bởi một lớp sườn bên ngoài làm từ vật liệu sứ, bên trong là khung kim loại chế tác từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Hợp kim Coban – Crom ít gây dị ứng. Còn Niken -Crom có ưu điểm là chi phí tiết kiệm nhưng Niken có thể gây dị ứng với một số người. | – Chi phí thấp nhất trong các dòng răng sứ hiện nay, phù hợp với nhiều đối tượng. – Độ cứng khoảng 400 Mpa, vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai như răng thật. |
– Màu đục, xuất hiện bóng mờ màu đen bên trong khi có ánh sáng chiếu qua. – Lớp sườn kim loại bị oxi hóa sau một thời gian sử dụng, gây đen viền nướu. – Một số trường hợp có thể bị dị ứng kim loại – Tuổi thọ thấp hơn so với các dòng răng sứ khác. – Kim loại dễ dẫn nhiệt, dẫn điện nên ít nhiều tác động đến tủy răng, gây ê buốt hoặc đau nhức. |
Răng sứ Titan (1.100.000đ/răng) | Phần khung sườn được chế tạo từ hợp kim Niken – Crom -Titan (chứa khoảng 6% chất Titanium).Phần bên ngoài phủ lớp men sứ Ceramco 3 giúp duy trì hình dáng và màu sắc thẩm mỹ như răng thật. | – Nhẹ, cứng chắc (độ cứng là 420 Mpa, gấp 2 lần răng thật). – Bề mặt bóng láng, chịu lực như vặn xoắn, nén, giằng xé rất tốt. – Giá thành của răng sứ Titan ở mức rẻ so với các loại răng toàn sứ cao cấp khác. – Tính tương hợp sinh học cao do Titan là chất liệu rất an toàn cho cơ thể con người, hoàn toàn không gây ra bất kỳ phản ứng nào đối với cơ thể. – Tính dẫn nhiệt thấp, trung lập về thể chất, ít gây ê buốt khi ăn thực phẩm nóng hay lạnh. |
– Màu sắc răng hơi đục, không đạt được vẻ trắng – trong tự nhiên và hoàn hảo như các loại răng toàn sứ khác. – Cũng gây kích ứng và gây đen viền nướu nhưng biểu hiện ở mức độ nhẹ hơn so với răng sứ kim loại thường. |
6 loại răng toàn sứ phổ biến được khách hàng ưa chuộng
Sự ra đời của các dòng răng toàn sứ được xem là bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Răng toàn sứ đã khắc phục được những nhược điểm về độ bền, khả năng chịu lực kém cũng như tính thẩm mỹ thiếu tự nhiên ở răng sứ kim loại.
Do đó răng toàn sứ trở thành lựa chọn lý tưởng trong phục hình răng thẩm mỹ, mặc dù dòng răng sứ này thường khá đắt.
LOẠI RĂNG SỨ | ĐẶC TÍNH/ NGUỒN GỐC | ƯU ĐIỂM NỔI BẬT | HẠN CHẾ |
Răng sứ Katana (1.300.000đ/răng) | Thành phần xuất xứ hoàn toàn từ Nhật Bản. Gồm có 2 lớp: Lớp bên trong là những khung sườn chịu lực Zirconia có độ cứng khá cao, mức độ kết hợp sinh học tốt. Bên ngoài là lớp sứ tạo màu sắc khá bền, được đánh giá là ưu điểm vượt trội của sản phẩm. |
– Có màu ngà, giống như màu của răng thật mang đến vẻ đẹp tự nhiên – Độ cứng 700 Mpa, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt ở các vị trí phù hợp như răng trước cửa. – Trọng lượng nhẹ do làm từ lõi Zirconia, thích hợp với trường hợp có cầu răng dài. |
Độ cứng thấp hơn so với các dòng răng toàn sứ khác như Emax, Venus, Cercon,… vì thế không nên sử dụng cho răng hàm. |
Răng sứ Venus (2.400.000đ/răng) | Là dòng răng toàn sứ thế hệ mới được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại; có cấu tạo 100% phôi vật liệu có xuất xứ từ Đức. | – Răng sứ Venus rất trong, gần giống như răng thật tạo vẻ đẹp tự nhiên nhất cho người sở hữu, màu sắc khó bị thay đổi. – Không bị đen viền nướu sau khi phục hình hoặc có màu đục khi ra ánh sáng – Độ cứng 1000 Mpa, khả năng chịu lực gấp gần 5 lần răng thật. |
Răng sứ Venus không có màu đẹp, trắng sáng như răng toàn sứ Cercon (mặc dù cùng nằm trong dòng răng sứ không kim loại). |
Răng sứ Ceramill (3.200.000đ/răng) | Là dòng răng toàn sứ được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Amann Girbach Germany (Đức). Chế tạo từ khối sứ nguyên chất và nung ở nhiệt độ > 1600 độ C giúp khung sườn đạt độ cứng tối ưu. |
– Màu sắc trong, tự nhiên, không bị đục, đen viền cổ chân răng, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ môi trường bên ngoài. – Hình dáng và màu sắc tự nhiên, nhìn bằng mắt thường không thể nhận ra đâu là răng sứ, đâu là răng tự nhiên. – Độ cứng lên tới 1300 Mpa – Giữ nguyên khả năng cảm ứng thức ăn của răng tự nhiên. – Áp dụng được hầu hết các trường hợp răng khiếm khuyết. |
Chi phí khá cao do vật liệu để sản xuất răng sứ Ceramill phải nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời cần áp dụng công nghệ hiện đại. |
Răng sứ Emax (3.500.000đ/răng) | E.Max là dòng sứ được tạo từ khối sườn Lithium Disilicate, nung ở nhiệt độ cao hơn 1600 độ C, độ chịu lực đạt tới 400 Mpa. Răng sứ Emax có ưu điểm rất đặc biệt mà các loại sứ khác không thể có được đó là lớp sườn bên trong được cấu tạo từ những sợi gốm sứ thủy tinh công nghệ cao. Lớp sườn này cùng 5 lớp sứ đắp bên ngoài có đặc tính thấu quang như răng thật. |
– Độ trắng – trong tự nhiên, khó phân biệt răng sứ Emax với răng thật bằng mắt thường. – Tuổi thọ cao, có thể duy trì suốt đời nếu được chăm sóc tốt và đúng cách. – An toàn, không kích ứng, có thể tồn tại trong khoang miệng rất nhiều năm, thậm chí suốt đời mà không gây kích ứng. – Có tính trơn bóng giúp răng bớt nhạy cảm, ngăn ngừa mảng bám, giữ màu sắc răng luôn tự nhiên. |
– Không thích hợp cho việc làm cầu răng sứ quá dài. – Chi phí cao. |
Răng sứ HT Smile (4.400.000đ/răng) | Là một trong những dòng răng sứ cao cấp nhất hiện nay, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn H.C.Starck (CHLB Đức) | – Răng sứ HT Smile có độ quang học và cấu trúc như răng thật, không cần phủ sứ vẫn đạt đến độ thẩm mỹ cao. – Màu sắc trắng sáng tự nhiên trong môi trường khoang miệng, tính tương hợp sinh học cao, chỉ dày 0,4 mm nhưng độ cứng lên đến 1400 Mpa. – Tuổi thọ trung bình duy trì trong khoảng 10 – 30 năm. |
Chi phí cao |
Mặt dán sứ Veneer (3 – 4.2 triệu đồng tùy loại) |
Răng sứ Veneer là lớp sứ rất mỏng (chỉ dày từ 0,3 – 0,5 mm) được tạo nên từ các dòng sứ nguyên chất. Hiện nay ở Việt Nam có hai loại sứ thông dụng thường được sử dụng để chế tác Veneer là sứ Emax (bắt nguồn từ Đức) và dòng sứ Lisi (của Nhật). |
– Hạn chế tối đa mài răng khi thẩm mỹ răng sứ. Từ đó tránh được tình trạng ê buốt hay các vấn đề liên quan tới tổn thương tủy răng. – Độ trắng, độ trong, độ sáng bóng tự nhiên như răng thật. -Tính tương hợp sinh học cao, kháng khuẩn tốt và không hôi miệng. – Độ cứng 360 Mpa, cao hơn răng thật. Khả năng chịu lực tốt, giúp thoải mái ăn nhai. – Tuổi thọ trung bình 8 – 10 năm (cao hơn răng sứ kim loại, thấp hơn răng sứ toàn sứ khác như HT Smile, UT Smile). |
– Đòi hỏi kỹ thuật cao và khắt khe hơn phương pháp bọc răng sứ thông thường, do đó không phải phòng khám nha khoa nào cũng thực hiện được. – Thường dành cho người có răng tương đối đều, men răng sáng nhưng bị thưa hoặc răng bị gãy, vỡ nhưng chưa quá 1/3 thân răng. |
Vậy bọc răng sứ loại nào là tốt nhất?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về từng dòng răng sứ. Mỗi loại răng sứ luôn có những ưu – nhược điểm riêng, đủ đáp ứng về nhu cầu thẩm mỹ, độ bền chắc cũng như chức năng ăn nhai. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của từng người mà bạn sẽ lựa chọn được loại răng sứ phù hợp nhất với mình.
Nếu chỉ bạn chỉ cần làm răng ăn nhai phía bên trong, không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ, tài chính hạn hẹp thì vẫn có thể chọn răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan hoặc một số dòng răng toàn sứ cận cao cấp với mức giá khá “mềm” như Katana hay Venus.
Nếu dư dả về mặt kinh tế hay có những đòi hỏi khắt khe hơn về tính thẩm mỹ, chúng tôi khuyên bạn nên phục hình răng toàn sứ để đạt được kết quả như mong đợi.
Ngoài một số dòng răng toàn sứ kể trên, bạn có thể cân nhắc đến răng sứ UT Smile – bản nâng cấp hoàn hảo của răng sứ HT Smile, đỉnh cao mới trong thẩm mỹ răng sứ.
Dù “sinh sau đẻ muộn” và giá thành không hề thấp, khoảng 6.200.000đ/răng nhưng răng sứ UT Smile vẫn được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các dòng răng toàn sứ khác:
- Độ chịu lực cao, độ cứng lên tới 1400 Mpa nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên.
- Độ trong mờ lý tưởng, phát huỳnh quang như răng thật, màu sắc trắng trong tự nhiên trong môi trường khoang miệng.
- Bỏ qua công đoạn nhuộm màu, đắp sứ nên tiết kiệm thời gian thiết kế và chi phí phát sinh.
- Tính tương hợp sinh học cao, thân thiện với cơ thể, khả năng cách nhiệt tốt, bảo vệ cùi răng không bị kích thích bởi thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, không bị oxi hóa trong môi trường miệng, không gây dị ứng hay đen viền nướu như các dòng răng sứ kim loại.
- Thiết kế và cắt tiện hoàn toàn tự động dựa trên công nghệ hiện đại nhất hiện nay là phần mềm Digital Smile Design và hệ thống CAD/CAM, nhờ đó đảm bảo độ chính xác cao về hình thể, cấu trúc cũng như màu sắc.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về bọc răng sứ loại nào tốt? Hãy để lại bình luận của bạn dưới bài viết này! Chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!