Bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không? Có đau không?

5/5 - (2 votes)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những người nổi tiếng ai cũng có một hàm răng đều, đẹp, trắng để có được nụ cười ví như tỏa nắng hay không? Nếu bạn tìm hiểu sẽ thấy rằng có rất nhiều người đã nhờ đến phương pháp bọc răng sứ để cải thiện hàm răng của mình. 

Bọc răng sứ thực chất là một biện pháp trong nha khoa với mục đích chính là nâng cao thẩm mỹ răng. Chính vì vậy mà vấn đề sức khỏe răng miệng khiến bạn còn băn khoăn, không biết liệu bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không, có đau không? Bài viết hôm nay tổng hợp ý kiến của các chuyên gia để giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất, từ đó trả lời cho câu hỏi trên. 

1. Bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?

Bọc răng sứ đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, tuy nhiên nó lại chỉ mới nổi lên ở Việt Nam vài năm gần đây. Có rất nhiều bạn vẫn còn chưa hiểu rõ về phương pháp này, cụ thể bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng được khuyên bọc răng sứ và có những người không phù hợp để thực hiện giải pháp này. 

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là một trong những giải pháp giúp phục hình răng đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bạn có thể hiểu nó giống như khoác lên cho răng một chiếc áo mới đẹp đẽ, trắng sáng, che đi được hết những khuyết điểm như răng ố màu, sứt, mẻ, không đều,… Chiếc áo mới này được làm bằng sứ có độ bền cao, giống như răng thật, đảm bảo bạn vẫn thực hiện được chức năng ăn, nhai thức ăn tốt và không hề gây kích ứng.

Bọc răng sứ giúp răng đều, đẹp và trắng sáng hơn
Bọc răng sứ giúp răng đều, đẹp và trắng sáng hơn

Phương pháp này sẽ chỉ tác động đến răng, không chạm vào tủy cũng như chân răng, nó được thực hiện bằng cách mài  cùi răng để tạo trụ từ răng thật, sau đó lắp thân răng sứ lên trên. Bạn có thể thực hiện bọc răng sứ khi răng bạn gặp phải các vấn đề sau:

  • Răng chen chúc, mọc không thẳng hàng, khấp khểnh
  • Răng mọc thưa nhau
  • Răng bị hô, móm, sứt, mẻ
  • Răng bị sâu, bị vỡ mảng lớn không thể thực hiện trám răng, răng bị hỏng tủy
  • Răng bị ố màu không thể cải thiện bằng các phương pháp tẩy trắng răng

Bọc răng sứ giúp bạn có được hàm răng như ý muốn trong thời gian ngắn, mang lại rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì nó cũng còn tiềm ẩn những nhược điểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà bạn cần phải biết và chú ý.

Ưu điểm của bọc răng sứ

Bạn sẽ có thể dễ dàng bắt gặp trong ai đó bọc răng sứ trong cuộc sống hàng ngày bởi đây là phương pháp đem lại rất nhiều lợi ích cho người thực hiện. Cụ thể những ưu điểm của bọc răng sứ như sau:

  • Tính thẩm mỹ cao: Bọc răng sứ sử dụng chất liệu có màu sắc trắng tự nhiên, tạo cảm giác chân thật, giúp bạn có hàm răng sáng bóng.
  • Giúp phục hình răng: Bọc răng sứ khắc phục được các vấn đề răng sứt, mẻ, răng bị vỡ mảnh lớn, hô, móm, khấp khểnh dạng nhẹ.
  • Cải thiện chức năng nhai cho răng: Trong các trưởng hợp sâu răng hàm, bọc răng sứ giúp lấp đầy chỗ trống, đảm bảo ăn nhai tốt hơn.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Không mất đến vài năm như niềng răng, chỉ khoảng sau 2 ngày là bạn đã biến “bộ nhá” cũ biến mất, thay vào đó là hàm răng mới toanh trắng, đều, thẳng tắp.

Bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, theo các chuyên gia khuyến cáo, bọc răng sứ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cùng xem bọc răng sứ có ảnh hưởng như thế nào nhé:

  • Bọc răng sứ tăng nguy cơ viêm nướu: Trong trường hợp tay nghề bác sĩ non nớt, bọc răng sứ không khít nhau hoặc sử dụng vật liệu sứ kém chất lượng sẽ làm sưng lợi, viêm nướu, kích ứng răng nướu. 
  • Gây ê buốt răng: Để bọc răng sứ, bác sĩ cần mài răng thật để làm thành trụ cho răng sứ chụp lên trên. Việc này vô tình làm mòn răng, tác động đến các dây thần kinh khiến chúng nhạy cảm hơn, điều này thể hiện rõ nhất mỗi khi bạn sử dụng đồ nóng hoặc lạnh.
  • Có nguy cơ là chết tủy răng: Nếu bác sĩ thực hiện cho bạn tay nghề không đảm bảo, trong quá trình mài răng gây ra lỗi, mài quá sâu vào trong tủy, làm răng bị yếu hoặc nghiêm trọng hơn là chết tủy.
  • Ảnh hưởng đến cấu trúc răng: Cũng liên quan đến thủ thuật mài răng khi bọc răng sứ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, lớp men răng bị mòn khiến răng bị yếu.
  • Gặp nhiều khó khăn trong ăn uống: Đối với những chiếc răng khỏe mạnh khi bọc răng sứ sẽ vô tình làm răng bị yếu đi, công thêm trường hợp sử dụng chất liệu không đảm bảo sẽ khiến răng mới không chắc chắn. Vậy nên khi ăn thức ăn cứng, dai bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước.

2. Bọc răng sứ có đau không?

Bên cạnh thắc mắc bọc răng sứ có ảnh hưởng gì thì một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm khi thực hiện là có đau không. Để nói là không đau thì thật không đúng, bởi như bạn đã biết để lắp mão răng sứ thì việc đầu tiên bác sĩ cần làm đó là mài răng thật cho nhỏ lại, tạo ra một cùi răng vững chắc.

Chính việc mài răng này là nguyên nhân lớn nhất gây đau cho quá trình bọc răng. Thế nhưng bạn cũng không phải lo lắng quá đâu nhé, bởi sẽ không có bác sĩ nào lại để bạn phải chịu đau đớn vì nó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Trước khi mài răng, thông thường bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê để làm mất cảm giác, giảm cơn đau.

Mặc dù sau khi hết thuốc tê bạn sẽ có những cơn đau, tuy nhiên thời gian cũng rất ngắn nên nếu bạn có ý định bọc răng sứ mà sợ đau thì hãy yên tâm nhé.

3. Làm sao để bọc răng sứ không đau? Tránh được các rủi ro?

Chắc hẳn khi nghe được những ảnh hưởng mà bọc răng sứ gây ra có nhiều bạn sẽ hoang mang và đắn đo không biết có còn nên làm nữa hay không. Thế nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy được rằng nguyên nhân sâu xa gây ra những ảnh hưởng này phần lớn đều đến từ phía tay nghề bác sĩ, chất liệu sử dụng, cách chăm sóc răng miệng. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được những rủi ro này bằng các cách sau:

Lựa chọn loại răng sứ thực hiện

Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện bọc răng sứ. Hiện nay có rất nhiều loại răng sứ khác nhau với nguồn gốc, xuất xứ từ các nước. Nhưng nhìn chung thì phổ biến nhất có răng sứ kim loại, răng toàn sứ. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, phù hợp với đối tượng riêng.

Lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín

Thảng hoặc trong trường hợp bạn đã chọn được lại răng sứ phù hợp với mình nhưng bạn lại chẳng may làm tại địa chỉ kém chất lượng, tay nghề bác sĩ non nớt thì quả cũng thành công cốc. Chính vì vậy mà yếu tố then chốt lại chính là việc bạn có tìm được cho mình một nơi đáng tin cậy để gửi gắm nụ cười hay không.

Hình ảnh thực tế khách hàng bọc răng sứ tại Nha Khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách
Hình ảnh thực tế khách hàng bọc răng sứ tại Nha Khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách

Thay vì đắn đo giữa một mớ bòng bong lựa chọn, thì bạn hãy đặt niềm tin vào Nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách. Tại sao? Bởi đây là một trong những phòng khám nha khoa hàng đầu tại Hà Nội có trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại nhất đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Không chỉ có vậy, điều đáng chú ý nhất chính là đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tại nha khoa Quốc Tế Nacera Thi Sách đều là những chuyên gia bậc nhất, có kinh nghiệm lâu năm với tay nghề cao. Bạn sẽ được tư vấn chi tiết để có thể lựa chọn cho mình phương pháp, loại răng sứ phù hợp nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm: Các địa chỉ nha khoa uy tín ở Hà Nội

Chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ 

Ngoài yếu tố bên phòng khám nha khoa thì yếu tố quan trọng không kém tác động đến ảnh hưởng của bọc răng sứ là việc chăm sóc răng miệng sau khi hoàn thành. Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Sau khi bọc răng sứ cần chăm sóc răng thường xuyên
Sau khi bọc răng sứ cần chăm sóc răng thường xuyên
  • Cần đi thăm khám lại ngay nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi đi bọc răng sứ như lợi có mủ, chảy máu,…
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cứng, rắn, dai, đồ nóng, lạnh.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm gây xỉn màu răng sứ như cà phê, socola, thuốc lá
  • Vệ sinh răng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm.
  • Đánh răng và súc miệng bằng nước muối

Như vậy, có thể nói bọc răng sứ bên cạnh những lợi ích trực quan thì cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu bạn không tìm được một địa chỉ uy tín để thực hiện. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn biết được bọc răng sứ có ảnh hưởng gì, có đau không. Để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn có nên bọc răng sứ hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *