Bọc răng sứ bị viêm lợi có nguy hiểm không và khắc phục bằng cách nào?

4/5 - (1 vote)

Cập nhật lần cuối: 14/01/2023

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là một trong những biến chứng thường gặp. Vậy bọc răng sứ bị viêm lợi có nguy hiểm không và khắc phục bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những vấn đề về việc bọc răng sứ bị viêm lợi.

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ đáng lo ngại thế nào?

Khi nhận thấy phần lợi, nướu, mô mềm nơi tiếp xúc với răng sứ bị tấy đỏ khiến răng yếu đi, gây hôi miệng, chảy máu khi đánh răng hay đau nhức khó chịu thì đó là dấu hiệu bạn đang bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ.

Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe

Theo đó, hiện tượng viêm lợi sau khi bọc răng sứ khiến nhiều người khổ sở và đau đầu vì ảnh hưởng mà chúng gây ra:

  • Lợi bị sưng đỏ, thường xuyên cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt.
  • Viêm lợi sau khi bọc răng sứ còn gây mất thẩm mỹ, là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Trong một số trường hợp, viêm lợi còn có thể dẫn đến nguy cơ viêm quanh răng, tiêu xương ổ răng và mất răng đồng loạt.

Nguyên nhân dẫn tới bọc răng sứ bị viêm lợi và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ, có thể do quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ diễn ra sai sót, hoặc cũng có thể do chế độ chăm sóc của khách hàng chưa tốt.

Việc xác định đúng nguyên nhân giúp quá trình điều trị tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bọc răng sứ bị viêm lợi và cách khắc phục theo từng nguyên nhân.

Vệ sinh răng miệng kém gây viêm lợi

Đa số chúng ta sau khi bọc răng sứ đều có một suy nghĩ mang tính chủ quan, đó là răng sứ có độ bền chắc, khả năng chống nhiễm màu tốt, là lớp áo giáp bao bọc bên ngoài để bảo vệ răng thật nên có thể “lười” một chút trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên răng sứ cũng như răng thật, cũng cần được chăm sóc, giữ gìn mới có thể duy trì độ bền đẹp trong nhiều năm. Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ khiến bạn đối mặt với các biến chứng sau khi bọc răng sứ như hôi miệng, ê buốt, đau nhức, sâu răng, viêm lợi,

Trong đó có đến 80% số người bị viêm sau bọc răng sứ là do chế độ vệ sinh răng miệng kém. Vậy giải pháp ở đây là gì?

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian chải răng trung bình 3 – 5 phút/lần, chải từ trong ra ngoài bằng bàn chải lông mềm để không xước lợi và đánh bật các vi khuẩn có hại cho nướu răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch tốt đa thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng. Kết hợp với dùng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
  • Thi thoảng bạn có thể dùng ngón tay để massage phần nướu để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Viêm lợi do răng sứ xâm phạm khoảng sinh học

Bình thường, phần lợi xung quanh cổ răng bám dính vào chân răng tạo ra một hàng rào bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn cũng như những tác nhân từ bên ngoài như thức ăn, đồ uống tác động xuống vùng mô nha chu phía dưới gây viêm nhiễm và phá hủy tổ chức quanh răng.

Tuy nhiên nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mài răng quá sâu xuống lợi, xâm phạm khoảng sinh học sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và thức ăn xâm nhập phá hủy tổ chức quanh răng, gây ra tình trạng viêm lợi.

Sửa soạn cùi răng sai kỹ thuật, xâm phạm khoảng sinh học cũng có thể gây viêm lợi
Sửa soạn cùi răng sai kỹ thuật, xâm phạm khoảng sinh học cũng có thể gây viêm lợi

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ do xâm phạm khoảng sinh học là một trong những nguyên nhân khó xử lý và khá phức tạp nhất.

Cách khắc phục: Dựa vào mức độ xâm phạm khoảng sinh học sẽ có 2 cách để giải quyết:

Cắt lợi

Phương pháp cắt lợi áp dụng cho các trường hợp viêm lợi kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Khi đó, bác sĩ sẽ làm sạch phần lợi bị viêm, sau đó cắt bớt một phần lợi nhằm mục đích để lợi không bị răng sứ chụp lên trên quá nhiều, cuối cùng làm lại răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe.

Phẫu thuật di dời khoảng sinh học

Với trường hợp khoảng sinh học bị phá vỡ quá nhiều bắt buộc sẽ phải phá bỏ răng sứ cũ, sau đó tiến hành tiểu phẫu để di dời nhằm tái lập khoảng sinh học. Sau một thời gian, khi khoảng sinh học ổn định trở lại sẽ tiến hành làm lại răng sứ khác.

Chế tác răng sứ không chuẩn xác

Răng sứ chế tạo không chính xác, không trùng khớp với cùi răng thật nên bị hở, cong, vênh sau khi phục hình, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tích tụ, lâu dần gây hôi miệng và viêm lợi.

Cách khắc phục:

Nếu nguyên nhân nằm ở vấn đề chế tác răng sứ, bác sĩ sẽ giúp bạn tháo răng sứ cũ và thay mới bằng một bộ răng sứ sát khít với cùi răng.

Viêm lợi do cơ địa dị ứng với chất liệu răng sứ hoặc răng sứ kém chất lượng

Do một số ít khách hàng lựa chọn phải răng sứ kém chất lượng, hoặc có cơ địa dị ứng kim loại nên sau khi bọc răng sứ kim loại bị kích ứng mô nướu và gây nên tình trạng viêm lợi. Trong khi đó điều này gần như không xảy ra ở trường hợp phục hình răng toàn sứ có chất lượng tốt hơn, không gây dị ứng, không kích ứng mô nướu.

Cách khắc phục:

Lựa chọn nha khoa uy tín để tháo bỏ răng sứ kim loại và thay thế bằng các loại răng toàn sứ.

Răng sứ giá rẻ, kém chất lượng có thể gây viêm lợi sau khi phục hình
Răng sứ giá rẻ, kém chất lượng có thể gây viêm lợi sau khi phục hình

Viêm lợi do sót xi măng gắn răng sứ

Răng sứ được gắn chặt vào cùi răng bằng xi măng chuyên dụng. Sau khi gắn xong, bác sĩ cần lấy sạch chất gắn dư, nếu không sẽ dẫn tới hình thành mảng bám, gây kích ứng lợi và viêm lợi.

Cách khắc phục:

Trong tình huống này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ siêu âm lấy sạch chất gắn dư và mảng bám.

Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau khi phục hình răng sứ, bác sĩ nha khoa luôn khuyên bạn lựa chọn địa chỉ uy tín để tiến hành thẩm mỹ răng sứ.

Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân viêm lợi sau khi bọc răng sứ và cách khắc phục, bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp phục hình thẩm mỹ đang được ưa chuộng này. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm lợi. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu viêm lợi sau khi bọc răng sứ, bạn nên trực tiếp đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *